Gặp họa vì lạm dụng vitamin C cho sức khỏe và làm đẹp

Thời sự - 04/20/2024

Không ít người đã gặp họa vì đua nhau làm đẹp bằng vitamin C để có làn da trắng mịn.

Vitamin C dùng làm đẹp, bổ dưỡng thế nào?

Dịp 8/3 và trước mỗi mùa lễ tết, tiệc tùng nhiều chị em hay làm đẹp và phòng ngừa bệnh tật bằng vitamin C theo thông tin 'truyền miệng'. Họ cho rằng vitamin C chống lão hóa, làm da trắng mịn, giảm nếp nhăn, trị thâm nám, thúc đẩy hình thành collagen, ngừa khô da, hạn chế tác hại từ tia UV, ngừa da cháy nắng… hiệu quả không ngờ.

Vì vậy nhiều người bổ sung vitamin C bằng mọi cách, như đắp mặt nạ, thoa, ăn uống, tiêm… để có làn da rạng rỡ và tươi sáng hơn.

Họ còn cho rằng vitamin C kết hợp với thuốc để trị các chứng cảm lạnh, nhiễm trùng đường hô hấp trên, giảm viêm dạ dày, gout, thiếu máu tán huyết, huyết áp cao, giảm nhiểm độc chì…

Gặp họa vì lạm dụng vitamin C cho sức khỏe và làm đẹp

Nhiều người tưởng vitamin C giúp làm đẹp, ngừa bệnh tật nên đua nhau dùng. Ảnh minh họa.

Nhưng thực tế đã có nhiều phụ nữ quan tâm bổ sung vitamin C, quan tâm chăm sóc sức khỏe, không uống rượu, rất ít thức đêm, ăn nhiều rau xanh và bổ sung thật nhiều vitamin C… với mong muốn để giữ vẻ trẻ đẹp lâu. Tới khi bị tăng huyết áp, đau lưng, tiểu buốt… đi khám thì bác sĩ đã chẩn đoán là có bệnh lý tại thận.

Qua thăm khám các bác sĩ đã xác định những trường hợp này thường bắt nguồn từ nguyên nhân bổ sung vitamin C quá nhiều.

Gặp họa vì lạm dụng vitamin C cho sức khỏe và làm đẹp

Không chỉ làm đẹp, rất nhiều bà mẹ còn sai lầm khi bổ sung vitamin C cho con.

Một số bà mẹ sai lầm khi bổ sung vitamin C cho con ở hàm lượng quá cao, vừa không phát huy được tác dụng mà còn làm trẻ bị chóng mặt, buồn nôn kèm theo đau bụng, tiêu chảy…

Có nhiều bà mẹ chỉ bổ sung vitamin C khi trẻ ốm (trong khi công dụng của vitamin C chỉ hiệu quả sau khi dùng 3-5 ngày).

Có nhiều mẹ còn sai lầm cho rằng vitamin C tốt nên còn bổ sung để 'dự trữ' trong cơ thể trẻ, mà không biết rằng vitamin C tan trong nước, cơ thể không dự trữ được.

Có mẹ còn sai lầm cho vitamin C nào cũng giống và tốt như nhau, mà không biết rằng nguồn vitamin C tồn tại dưới hai dạng tự nhiên và tổng hợp:

- Vitamin C tổng hợp như viên ngậm, siro… có nhược điểm lớn là tính axit, không tốt cho hệ tiêu hóa, hấp thu chậm, đào thải nhanh, dễ bị oxy hóa, nếu để lâu sẽ bị phân hủy và tạo thành acid oxalic - chất gây sỏi đường tiết niệu.

- Vitamin C tự nhiên có sẵn trong rau quả tươi như cam, chanh, ổi đào, cherry… tuy các bác sĩ dinh dưỡng khuyến cáo cha mẹ là thân thiện, an toàn với hệ tiêu hóa non nớt của trẻ. Nhưng nếu dùng phải chia nhỏ lượng vitamin C vào bữa ăn hàng ngày với thực đơn đa dạng, kẻo ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến dạ dày của trẻ.

Gặp họa vì lạm dụng vitamin C cho sức khỏe và làm đẹp

Dùng quá nhiều vitamin C sẽ có tác dụng phụ nguy hiểm

Vitamin C giúp cơ thể tăng sức đề kháng, ngừa vi rút, vi khuẩn, chống lão hóa, giữ trẻ đẹp lâu… Nhưng dùng quá nhiều, quá liều sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và có những tác dụng phụ cần lưu ý.

- Tổn thương đường tiêu hóa: Uống lâu dài vitamin C lâu dài có thể gây buồn nôn, nôn, đau bụng, trào ngược dạ dày, gây loét dạ dày, thậm chí chảy máu dạ dày, tăng huyết áp…

- Tổn thương hệ thống bài tiết: uống liều lượng vitamin C có thể gây sỏi thận.

- Ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản: phụ nữ trong giai đoạn sinh nở nếu mỗi ngày dùng từ 2g vitamin C trở lên có nguy cơ làm giảm khả năng sinh sản.

- Hiện tượng tiểu đường giả: tiêm vitamin C liều cao vào tĩnh mạch, có thể xuất hiện hiện tượng của bệnh tiểu đường giả, viêm tĩnh mạch, gây sốc dị ứng.

Một số phản ứng khác: một số ít bệnh nhân có thể xuất hiện triệu chứng mặt đỏ bừng, đau đầu, mất ngủ khi dùng vitamin C.

- Sử dụng vitamin C liều cao trong thời gian dài có thể hạ natri, tăng calci, tăng nồng độ uric trong máu và tăng nguy cơ viêm khớp. Các bệnh nhân bị chứng xơ vữa động mạch nếu dùng vitamin C liều cao có thể làm tăng cholesterol, thậm chí có thể gây tử vong đột ngột.

- Trẻ em dùng vitamin C quá liều thường dẫn đến mệt mỏi, tăng tiểu cầu, khó tiêu, lo lắng, phát ban...

- Sử dụng Vitamin C cùng lúc với các thuốc khác sẽ làm gảim hấp thu của thuốc do thay đổi pH trong dịch dạ dày – ruột.

Gặp họa vì lạm dụng vitamin C cho sức khỏe và làm đẹp

Những cấm kị cần biết khi dùng vitamin C

- Không được uống vitamin C khi đang đói sẽ hại dạ dày, nhất là người có triệu chứng loét đường tiêu hóa càng phải cẩn trọng để tránh gia tăng kích thích vết loét, khiến bệnh tăng nặng như gây xuất huyết, hoặc thủng cơ quan tiêu hóa.

- Người có bệnh lý về thận không nên dùng nhiều vitamin C do tăng lắng đọng canxi dễ tạo thành sỏi tại hệ thiết niệu.

- Không được dùng vitamin C kết hợp với các loại thuốc điều trị bệnh lý cấp tính trừ trường hợp sử dụng trong phác đồ chữa bệnh. Vì vậy cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng vitamin C.

- Vitamin C có tác dụng phá huỷ đối với vitamin A, đặc biệt sau khi uống vitamin C liều cao cơ thể sẽ thúc đẩy sự bài tiết vitamin A và axit folic. Do đó nếu đang dùng vitamin C liều cao cũng cần chú ý bổ sung vitamin A và axit folic tương ứng cho cơ thể.

- Không được dùng kết hợp vitamin C và viên nén Aspirin vì làm gia tăng bài tiết, giảm hiệu quả trị bệnh.

- Khi uống vitamin C không được dùng nhân sâm, không được ăn tôm, cua, hải sản hoặc các loài giáp xác để tránh sản sinh ra arsenic trioxide (asen) có thể gây ngộ độc. Cũng không được ăn gan động vật vì vitamin C oxy hóa nhanh khi gặp ion đồng có trong gan động vật có phản ứng xấu.

- Vitamin C cần bảo quản trong bóng râm tránh để ở nơi có ánh sáng mặt trời trực tiếp thuốc dễ bị biến chất.

Gặp họa vì lạm dụng vitamin C cho sức khỏe và làm đẹp

Vitamin C là một loại thuốc và không thể tiêu thụ bừa bãi. Thường xuyên ăn thực phẩm giàu vitamin C sẽ không có vấn đề về sức khỏe, nhưng dùng quá nhiều vitamin C theo đường uống có thể gây ra tác dụng phụ, phổ biến như bị rối loạn tiêu hóa nhẹ, tiêu chảy, buồn nôn, co thắt dạ dày, khó chịu ở bụng, đầy hơi…

Lượng Vitamin C được khuyên dùng:

Muốn bổ sung vitamin C cho trẻ cần đều đặn, hàng ngày với liều lượng được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo theo độ tuổi như sau:

- Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi cần dung nạp khoảng 25 mg vitamin C mỗi ngày.

- Trẻ trên 1 tuổi cần bổ sung từ 30-40 mg vitamin C mỗi ngày.

Người bình thường mỗi ngày cơ thể chỉ nên hấp thụ khoảng 100mg vitamin C (1 quả cam có ít nhất từ 50-80mg, và 1 viên uống vitamin C đã chứa 100mg). Nếu vượt quá 100mg, nước tiểu sẽ bài tiết nhiều hơn. Nếu bổ sung nhiều vitamin C, thận sẽ phải bài tiết không ngừng và sẽ có vấn đề.

Ngoài bổ sung vitamin C qua đường uống/tiêm, hãy đưa các thực phẩm giàu vitamin C như rau lá tươi, dưa chuột, táo đỏ tươi, cam, chanh, kiwi, ớt xanh, cà chua, cải bắp... vào thực đơn hàng ngày.

PGS. BS Phạm Thị Bích Đào

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!