Đau bụng kinh là hiện tượng mà chị em phụ nữ thường gặp trong những ngày “đèn đỏ”. Bạn thường cảm thấy khó chịu vì đau bụng dữ dội kèm theo các triệu chứng như đau thắt lưng, đầy bụng, tiêu chảy,…
Nhiều phụ nữ thường cố gắng chịu đựng lúc đau bụng khi có kinh nguyệt, nhưng cũng có người phải dùng thuốc giảm đau. Vậy những phương pháp nào có thể điều trị đau bụng kinh hiệu quả?
Những loại thuốc giảm đau và thuốc kháng sinh không theo sự trị định của bác sĩ, cũng như áp dụng chườm nóng trực tiếp là những cách trị đau bụng kinh hiệu quả.
Vì sao phụ nữ thường bị đau bụng trong ngày hành kinh (đau bụng kinh)?
Để tìm hiểu nguyên nhân của chứng đau bụng kinh, chúng ta sẽ đi từ phân loại cơn đau. Đau bụng kinh được chia làm hai loại: đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát.
Đau bụng kinh nguyên phát
Đau bụng kinh nguyên phát là hiện tượng hoàn toàn do sinh lý và không tìm được nguyên nhân xác định. Điều trị đau bụng kinh nguyên phát bao gồm việc làm giảm các cơn đau bụng ở vùng chậu cùng với các triệu chứng liên quan đi kèm đến trước hoặc sau khi bắt đầu hành kinh. Hiện nay, uống thuốc (hay còn gọi là dược lý trị liệu) là cách hiệu quả và đáng tin cậy nhất trong việc điều trị đau bụng kinh. Thuốc kháng viêm không steroid và thuốc tránh thai loại uống là những loại thuốc được dùng phổ biến nhất trong việc kiểm soát các cơ đau bụng kinh.
Đau bụng kinh thứ phát
Khác với đau bụng kinh nguyên phát, đau bụng kinh thứ phát có nguyên nhân từ các bệnh lý như lạc nội mạc tử cung, u xơ tuyến tử cung,… Điều trị đau bụng kinh thứ phát liên quan đến việc phát hiện ra các nguyên nhân bệnh lý trong cơ thể. Nếu phát hiện ra một bệnh lý nào đó khiến bạn luôn cảm thấy đau bụng dữ dội khi hành kinh, bác sĩ sẽ đưa ra một số biện pháp y tế cụ thể để giúp bạn cải thiện tình trạng đau bụng kinh cùng các triệu chứng có liên quan. Ngoài ra, việc sử dụng thêm thuốc giảm đau định kỳ cũng sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn trong những ngày “đèn đỏ”.
Ở những phụ nữ có các triệu chứng bệnh mãn tính, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng phương pháp tiếp cận đa ngành. Những bệnh nhân đau vùng chậu thường không cần đến gặp bác sĩ phụ khoa thường xuyên nhưng họ phải được theo dõi và điều trị ngoại trú, ngoại trừ một một số trường hợp nhiễm các thực thể truyền nhiễm như áp-xe (hiện tượng nhiễm trùng, tụ mủ do vi trùng, kí sinh trùng và nấm) cũng như chứng lạc nội mạc tử cung.
Phụ nữ có cả hai triệu chứng đau bụng kinh thứ cấp và sơ cấp nên tiến hành khám phụ khoa. Nếu không kiểm tra sức khỏe thường xuyên, bạn hãy đến gặp bác sĩ riêng của mình để được tư vấn.
Các biện pháp chữa trị đau bụng khi có kinh nguyệt
Đau bụng kinh hoàn toàn có thể chữa được. Tùy trường hợp và tình trạng đau bụng kinh bạn đang gặp phải mà bác sĩ sẽ đưa ra các biện pháp chữa trị khác nhau:
- Dùng thuốc giảm đau. Các loại thuốc giảm đau không cần kê toa như ibuprofen (Advil, Motrin IB…) hay naproxen sodium (Aleve) có thể giúp giảm đau khi bạn uống vào ngày trước ngày hành kinh đầu tiên. Ngoài ra bạn có thể dùng các loại thuốc giảm đau chứa steroid như axit mefenamic (Ponstel). Nếu bạn không thể dùng các loại trên thì acetaminophen (Tylenol…) cũng có thể giúp bạn giảm đau;
- Dùng thuốc ngừa thai. Các liều thuốc tránh thai hàm lượng hormone giúp làm giảm các cơn đau bụng khi tới kỳ kinh. Bạn cũng có thể dùng miếng dán trên da, tiêm thuộc hoặc dùng vòng tránh thai,…;
- Phẫu thuật. Nếu đau bụng kinh do các nguyên nhân tiềm ẩn như lạc nội mạc tử cung hay u xơ cơ tử cung thì bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn nên phẫu thuật. Nếu bạn đã lớn tuổi và không có ý định có con nữa thì cũng có thể lựa chọn cắt tử cung.
Triệu chứng đau bụng kinh có thể do nhiều nguyên nhân gây nên. Nếu các loại thuốc thông thường dùng để chữa đau bụng kinh không có tác dụng với bạn, hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra chính xác nhé.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- Kinh nguyệt tiết lộ điều gì về cơ thể bạn?
- Tiền mãn kinh
- Chu kỳ kinh nguyệt của bạn có bình thường hay không?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!