Hội chứng hô hấp Trung Đông nguy hiểm thế nào?

Cần biết - 11/24/2024

Hội chứng Hô hấp Trung Đông (MERS, MERS-CoV) gây ra bởi Coorna, loại vi-rút cùng họ với vi-rút gây đại dịch SARS (năm 2003).

Tỷ lệ tử vong đáng báo động

MERS gây suy giảm hô hấp

Hầu hết bệnh nhân MERS phát triển bệnh hô hấp cấp tính nặng với các triệu chứng sốt, ho và khó thở. Một số người cũng có những triệu chứng về tiêu hóa như tiêu chảy, buồn nôn và nôn. Bệnh cũng có thể gây các biến chứng nghiêm trọng hơn đối với người nhiễm vi-rút này, chẳng hạn như viêm phổi và suy thận. Cứ 10 người nhiễm vi-rút MERS thì có 3-4 người tử vong.  Đa số những người được xác nhận là bị nhiễm MERS đều phát triển thành căn bệnh về hô hấp cấp tính nghiêm trọng.

Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đến cuối tháng 5 năm nay đã có tới 1.154 trường hợp nhiễm vi-rút MERS trên thế giới được ghi nhận, trong đó ít nhất 434 người đã tử vong. Việt Nam hiện chưa ghi ca nhiễm vi-rút này.

Hội chứng hô hấp Trung Đông nguy hiểm thế nào?

MERS đang có nguy cơ bùng phát và lây lan

Hiện nay, chưa có vắc-xin phòng chữa MERS-CoV

Chưa có vắc-xin cũng như điều trị riêng biệt dành cho MERS. Người bệnh chỉ có thể được chăm sóc y tế nhằm giúp làm giảm bớt các triệu chứng của bệnh. Còn đối với những trường hợp bệnh nghiêm trọng, việc điều trị bao gồm những hỗ trợ giúp cho các chức năng sinh tồn của cơ thể. Theo thống kê, tỷ lệ tử vong do MERS là 40%, trong khi SARS là 10%.

MERS có xu hướng lan rộng trên thế giới

Các nước đều có sự ghi nhận việc lan truyền vi-rút từ người sang người, điều đó cho thấy vi-rút MERS hoàn toàn có khả năng lây lan rộng hơn và bùng phát thành dịch bệnh trên toàn cầu nếu không được phòng bệnh triệt để.

Mới đây nhất, Hàn Quốc ghi nhận có 25 trường hợp nhiễm vi-rút MERS, trong đó 2 người tử vong. Trung Quốc cũng báo cáo có 1 trường hợp mắc bệnh, điều này đưa số quốc gia nhiễm MERS lên 26 nước. Dịch MERS có thể xâm nhập nước ta từ các hành khách đi về từ vùng cao điểm của dịch. Do nhu cầu đi lại, làm việc và du lịch giữa các nước, mà trong thời gian ủ bệnh, MERSkhông biểu hiện triệu chứng nên rất khó phát hiện. Diễn biến bệnh do vi-rút này khá ‘lặng lẽ’ khiến các bác sĩ không chú ý kịp thời. Thời gian ủ bệnh kéo dài nên người mang vi-rút có thể di chuyển qua nhiều quốc gia, tiếp xúc với nhiều người rồi mới có triệu chứng bệnh cụ thể.

Hội chứng hô hấp Trung Đông nguy hiểm thế nào?

Bệnh lây qua đường hô hấp...

Tháng 7 là thời gian dễ bùng phát dịch MERS

Bởi đây là Tháng chay Ramadan, bắt đầu từ ngày 9/7. Trong thời gian này, sẽ có hàng triệu người Hồi giáo trên khắp thế giới đổ về các địa điểm linh thiêng ở Ả-rập Xê-út. Điều đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho MERS leo thang nghiêm trọng.

Lây lan chủ yếu qua tiếp xúc gần giữa người với người

Bất kỳ người nào, từ trẻ nhỏ đến người lớn tuổi đều có thể bị MERS. Vi-rút này có thể lây lan từ người bệnh sang người khác qua tiếp xúc gần. Những người này gồm bất cứ ai chăm sóc cho người bệnh (hoặc sống chung, đến thăm...). Thời gian ủ bệnh (từ khi một người tiếp xúc với MERS đến khi bắt đầu có triệu chứng) của MERS thường khoảng 5-6 ngày, nhưng cũng có thể dao động từ 2-14 ngày.

MERS nguy hiểm hơn SARS

Mặc dù tốc độ lây lan không nhanh chóng như SARS nhưng tỷ lệ tử vong lại cao gấp 4 lần. Đại dịch SARS từng bùng phát ở châu Á (năm 2003), khiến cho 8.273 người mắc bệnh và gần 800 người tử vong. Vi-rút MERS cũng gây sốt cao, viêm phổi, ho và khó thở như SARS.

Hội chứng hô hấp Trung Đông nguy hiểm thế nào?

... và có nguy cơ gây tử vong cao

Với một bệnh đường hô hấp mà tỉ lệ tử vong lên đến 40%, nếu bùng phát và tiến triển thành đại dịch, có thể lây truyền dễ dàng từ người sang người thì sẽ là một bệnh vô cùng nguy hiểm, nó sẽ dẫn đến tác động rất lớn, khiến số ca tử vong tăng cao. Ở thời điểm hiện tại có thể chỉ là giai đoạn vi-rút đang phát triển, thăm dò và dần thích nghi với con người. Tới thời điểm chúng dễ dàng lây truyền, lan rộng trong cộng đồng thì dịch bệnh sẽ rất phức tạp, nhiều khả năng mất kiểm soát.

>> Xem tất cả các thông tin về bệnh MERS tại đây

Vân Doãn

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!