Kể từ Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) lần đầu tiên xuất hiện vào năm 2012, các nhà nghiên cứu đã làm việc không biết mệt mỏi để tìm hiểu thêm về loại vi-rút bí ẩn gây bệnh này.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, cho đến tháng 5/2014, vi-rút MERS, còn được gọi là Vi-rút Corona MERS, hay MERS-CoV, đã lây nhiễm cho 538 người trên toàn thế giới, khoảng 30% trong số đó đã tử vong. Hai trường hợp nhiễm vi-rút gần đây đã được xác nhận tại Hoa Kỳ.
Đã có nhiều nghiên cứu về MERS-CoV, nhưng trên thực tế, làm thế nào để so sánh loại vi-rút này với một vi-rút khác chúng ta biết rõ hơn, chẳng hạn như bệnh cúm?
Cả vi-rút MERS-CoV và vi-rút cúm đều gây ra các bệnh hô hấp. Nhưng không giống như cúm, MERS-CoV là một vi-rút Corona - nó thuộc họ vi-rút Corona lớn gây nhiều bệnh ở người, từ cảm lạnh thông thường đến Hội chứng Hô hấp cấp nặng (SARS). Các vi-rút này cũng lây nhiễm trên động vật.
Những hiểu biết mang tính sống còn về MERS (Việt hóa bởi SongKhoe.vn)
Sự lan truyền vi-rút
So với cúm, MERS không dễ lây lan từ người sang người. Trong các trường hợp được ghi nhận, những người nhiễm MERS từ một bệnh nhân khác đều là nhân viên y tế hoặc là thành viên trong gia đình đã từng chăm sóc bệnh nhân.
Mặt khác, cúm có thể lây nhiễm thông qua tiếp xúc thông thường giữa người với người, chẳng hạn ngồi cạnh người có bệnh trên máy bay.
Cúm có thể lây nhiễm thông qua tiếp xúc thông thường (Ảnh minh họa: Internet)
Thời điểm tháng 5/2014, Bác sĩ William Schaffner - giáo sư về y tế dự phòng và các bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm y tế Đại học Vanderbilt ở Nashville, Tennessee (Mỹ), cho biết: 'Vào lúc này, MERS-CoV không dễ lây lan, trừ những trường hợp rất đặc biệt. Điều quan trọng nhất là trong môi trường bệnh viện, nơi các nhân viên y tế tiếp xúc rất gần và trong thời gian dài với bệnh nhân'.
Cúm gây ra một phổ nhiễm trùng, từ không có triệu chứng đến các triệu chứng nhẹ, trung bình hoặc rất nghiêm trọng. Theo giáo sư Schaffner, mặc dù điều này cũng đúng đối với MERS-CoV, nhưng quan sát hiện tại cho thấy khi nhiễm trùng xảy ra, nó dễ trở nên nghiêm trọng.
Hầu hết những người đã được xác nhận bị nhiễm MERS-CoV có các triệu chứng giống cúm, bao gồm sốt và ho, và khó thở.
Thời điểm nào dễ lây nhiễm nhất?
Những người bị cúm thường có thể lây nhiễm sang người khác 1 ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng và nhận ra họ đang bị cúm. Họ vẫn có khả năng lây nhiễm đến 7 ngày sau khi bị bệnh.
Với MERS, các nghiên cứu cho thấy bệnh nhân truyền bệnh cho người khác khi người đó đang bị bệnh nghiêm trọng nhất, trong đó có viêm phổi.
Thời kỳ ủ bệnh đối với cúm, hoặc thời gian cần cho vi-rút vào cơ thể và gây ra triệu chứng trung bình là 2 ngày. Thời kỳ ủ bệnh đối với MERS có thể là 5 ngày, nhưng cũng có thể kéo dài đến 14 ngày.
Thời kỳ ủ bệnh đối với MERS có thể là 5 ngày (Ảnh minh họa: Internet)
Tỷ lệ tử vong
MERS có tỷ lệ tử vong cao. Cho đến nay, 145 bệnh nhân trong tổng số 538 trường hợp được xác nhận đã tử vong. Cúm có tỷ lệ tử vong thấp hơn, nhưng nhiễm bệnh cho nhiều người hơn nên số ca tử vong nhiều hơn.
Giáo sư Schaffner cho biết: 'Tỉ lệ tử vong do cúm là 1%, trong khi vào năm 2014, những gì chúng ta biết về MERS là tỷ lệ tử vong vào khoảng 30%. Nhưng khi ảnh hưởng đến nhiều người, tỷ lệ tử vong 1% lại rất cao'.
Trung bình tại Hoa Kỳ, mỗi đợt cúm có khoảng 200.000 ca nhập viện, và khoảng 36.000 người tử vong. Điều này rất khác so với những gì chúng ta biết được về MERS.
Ai sẽ bị ảnh hưởng?
Cúm thường trầm trọng nhất ở trẻ em và người già. Những người này có nguy cơ cao bị biến chứng.
Cúm thường trầm trọng nhất ở người có sức đề kháng kém (Ảnh minh họa: Internet)
Tuy nhiên, với MERS, các nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân khoảng 50 tuổi, và những người có bệnh tiềm ẩn như bệnh tiểu đường hoặc bệnh tim có nguy cơ cao mắc các bệnh nhiễm trùng đe dọa tính mạng. Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, đã có nhiều bệnh nhân trẻ chết vì MERS.
Nhóm người dễ nhiễm bệnh nhất là nhân viên y tế, với 1/5 số trường hợp được ghi nhận trên toàn thế giới mắc bệnh thuộc nhóm này.
Xem chuyên đề về MERS tại đây
Khánh Hiền (Livescience)
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!