Hội chứng ruột kích thích

Bệnh A-Z - 05/10/2024

Định nghĩa

Định nghĩa

Định nghĩa

Hội chứng ruột kích thích là gì?

Hội chứng ruột kích thích là một hội chứng rối loạn ở ruột già gây đau bụng kèm táo bón hoặc tiêu chảy.

Thức ăn trong đường tiêu hóa đi từ ruột non đến ruột già. Chức năng chính của ruột già là hấp thụ nước và đẩy phân ra nhờ các cơ co thắt. Ở những người mắc bệnh hội chứng ruột kích thích, sự co thắt cơ này sẽ diễn ra bất thường. Cơ co thắt quá mức sẽ gây tiêu chảy. Ngược lạ, cơ co thắt chậm hoặc ít sẽ dẫn đến táo bón. Sự co thắt không liên tục và bất thường có thể gây đau bụng hoặc cảm giác muốn đi ngoài ngay lập tức.

Những ai thường mắc phải hội chứng ruột kích thích?

Cứ 100 người thì có 10 đến 15 người bị hội chứng ruột kích thích. Trong đó, một số nghiên cứu cho thấy bệnh nhân nữ chiếm tỷ lệ cao gấp hai lần so với bệnh nhân nam. Hội chứng ruột kích thích thường khởi phát ở lứa tuổi vị thành niên trở lên nhưng không loại trừ khả năng đến khi lớn hơn, bệnh mới xuất hiện triệu chứng.

Triệu chứng và dấu hiệu

Triệu chứng và dấu hiệu

Những dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng ruột kích thích?

Những dấu hiệu thường gặp của hội chứng ruột kích thích bao gồm: đầy hơi, đau bụng, táo bón, tiêu chảy hoặc xuất hiện cả hai. Trong đó triệu chứng phổ biến nhất là đau hoặc khó chịu ở bụng. Cơn đau có thể khiến bệnh nhân có cảm giác giống như bị chuột rút, và kèm theo những dấu hiệu sau:

  • Cơn đau cải thiện sau khi bạn đại tiện;
  • Tần suất đi ngoài có sự thay đổi;
  • Phân của bạn không giống lúc trước.

Những triệu chứng khác có thể có bao gồm: cảm giác muốn đi ngoài khẩn cấp, hoặc đi ngoài không hết phân. Những triệu chứng này tái đi tái lại hàng ngày, hàng tháng hoặc thậm chí hàng năm.

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Mặc dù có nhiều người mắc chứng bệnh này nhưng lại ít người đến gặp bác sĩ. Nếu bạn có những triệu chứng như trên thì nên gặp bác sĩ vì nếu chậm trễ, bệnh có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như ung thư ruột già.

Ngoài ra, hội chứng ruột kích thích là một chứng rối loạn mãn tính, có nghĩa là nó sẽ kéo dài khá lâu, thường là nhiều năm. Tuy nhiên, các triệu chứng có thể đến và đi. Bạn có thể đã mắc hội chứng ruột kích thích nếu:

  • Bạn đã có triệu chứng ít nhất ba lần một tháng trong 3 tháng qua.
  • Các triệu chứng đầu tiên bắt đầu ít nhất 6 tháng trước đây.

Trong trường hợp trên, bạn cần phải đi khám ngay lập tức. Bác sĩ có thể giúp bạn điều trị các triệu chứng và loại bỏ vấn đề sức khỏe hoặc tránh những biến chứng như tiêu chảy mãn tính.

Nguyên nhân

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra hội chứng ruột kích thích là gì?

Nguyên nhân chính xác gây ra hội chứng ruột kích thích vẫn không xác định rõ, nhưng các chuyên gia sức khỏe tin rằng sự tương tác sai lệch giữa não và đường tiêu hóa là nguyên nhân gây ra triệu chứng co cơ bất thường gây tình trạng tiêu chảy hoặc táo bón. Ngoài ra, nhiều người mắc hội chứng ruột kích thích do có ruột non nhạy cảm một cách bất thường.

Nhìn chung, các triệu chứng gây ra do một trong những nhân tố sau:

  • Thực phẩm: Mặc dù sự liên quan giữa dị ứng thực phẩm hoặc chứng không dung nạp lactose và hội chứng ruột kích thích chưa được chứng minh rõ ràng, nhưng ở một số người, khi ăn một số thực phẩm nhât định có thể gây ra những triệu chứng ruột kích thích nghiêm trọng.
  • Căng thẳng hoặc vấn đề tâm lý như ức chế tinh thần.
  • Thay đổi hormone, chẳng hạn như do chu kỳ kinh nguyệt.
  • Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa như khuẩn salmonella.
  • Tác dụng phụ từ thuốc kháng sinh.
  • Di truyền.

Nguy cơ mắc bệnh

Nguy cơ mắc bệnh

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích (IBS)?

Bạn có nguy cơ mắc bệnh cao nếu:

  • Độ tuổi: Hội chứng ruột kích thích thường phát bệnh với đối tượng dưới 45 tuổi.
  • Giới tính: Nữ giới có khả năng mắc bệnh cao gấp 2 lần nam giới.
  • Gia đình có người bị hội chứng ruột kích thích.
  • Có vấn đề về sức khỏe tinh thần như lo lắng, trầm cảm, rối loạn nhân cách hoặc bị lạm dụng tình dục tuổi vị thành niên.

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Điều trị

Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị hội chứng ruột kích thích?

Trước hết, việc thay đổi lối sống có thể giúp giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích, bao gồm thiết lập chế độ dinh dưỡng giàu chất xơ, loại bỏ các thức ăn chứa hoặc tạo ra nhiều khí, uống đủ nước, luyện tập thể dục và khống chế căng thẳng. Bác sĩ có thể giúp bạn lựa chọn những loại thuốc tốt nhất cho bệnh. Các loại thuốc có thể được sử dụng bao gồm:

  • Thuốc bổ sung chất xơ;
  • Thuốc chống tiêu chảy;
  • Thuốc kháng cholinergic và chống co thắt;
  • Thuốc chống trầm cảm;
  • Thuốc kháng sinh.

Hai loại thuốc đã được công nhận có thể chữa hội chứng ruột kích thích bao gồm:

  • Alosetron (Lotronex);
  • Lubiprostone (Amitiza).

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán hội chứng ruột kích thích (IBS)?

Không phải ai có các triệu chứng về đường tiêu hóa cũng mắc phải hội chứng ruột kích thích. Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh bằng cách hỏi bệnh để đoán triệu chứng. Không có xét nghiệm đặc biệt nào để xác minh được một người có bị hội chứng ruột kích thích hay không. Tuy nhiên, bác sĩ cũng có thể tiến hành xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, soi đại tràng sigma linh hoạt hoặc nội soi đại tràng nhỏ để tìm ra các chứng rối loạn hoặc các bệnh có liên quan khác.

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của hội chứng ruột kích thích (IBS)?

Để hạn chế diễn tiến của bệnh này, bạn nên duy trì những hoạt động sau:

  • Tìm hiểu những loại thức ăn làm cho triệu chứng trầm trọng hơn và hạn chế ăn những loại thức ăn đó;
  • Duy trì một chế độ dinh dưỡng giàu chất xơ, ngũ cốc và rau quả;
  • Có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, nhiều chất xơ;
  • Hãy uống nhiều nước để giúp ruột già hoạt động tốt;
  • Hãy uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ;
  • Hãy tập thể dục vừa phải khoảng 30 phút mỗi ngày;
  • Hãy cố tránh bị stress.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!