Khi bé bị viêm họng sốt cao liên tục phải làm gì?

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Trẻ em dưới 6 tuổi là đối tượng rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp nhất do sức đề kháng còn yếu. Đặc biệt các triệu chứng lại thường đi kèm với nhau, khi trẻ đã bị viêm họng thì cũng sẽ kèm theo các triệu trứng sốt cao, đau đầu, ù tai, nghẹt mũi, ho,... Nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ. Vậy khi các bé bị viêm họng sốt cao liên tục phải làm gì?

Trẻ em dưới 6 tuổi là đối tượng rất dễ mắc các bệnh về đường hô hấp nhất do sức đề kháng còn yếu. Đặc biệt các triệu chứng lại thường đi kèm với nhau, khi trẻ đã bị viêm họng thì cũng sẽ kèm theo các triệu trứng sốt cao, đau đầu, ù tai, nghẹt mũi, ho,... Nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ. Vậy khi các bé bị viêm họng sốt cao liên tục phải làm gì?

Khi bé bị viêm họng sốt cao liên tục phải làm gì?

1. Biểu hiện của trẻ khi bị viêm họng sốt cao liên tục là gì?


Trẻ em thường có sức đề kháng yếu nên thường bị tác động của yếu tố bên ngoài gây bệnh. Đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp. Trong đó, viêm họng sốt cao liên tụcchính là biểu hiện của bệnh viêm họng cấp do thời tiết gây nên. Không khí lạnh, khô mùa đông chính là môi trường thuận lợi để vi khuẩn liên cầu phát triển gây ra bệnh viêm họng và viêm đường hô hấp.

Thông thường khi bị viêm họng và sốt cao trẻ sẽ có những biểu hiện như sau:

- Trẻ bị sốt cao, người nóng ran, thân nhiệt lên tới 39-40 độ

- Có biểu hiện ho liên tục, nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau họng, sốt ly bì.

- Với trẻ sơ sinh thường có hiện tượng quấy khóc về đêm, bỏ ăn và bú ít...

- Những trẻ lớn hơn sẽ có các triệu chứng như đau đầu, ù tai, chóng mặt, chán ăn, cơ thể mệt mỏi, không muốn vận động.

- Sờ thấy hạch ở cả hai bên hàm dưới của trẻ, ấn vào thấy trẻ kêu đau.

Khi bé bị viêm họng sốt cao liên tục phải làm gì?

Viêm họng và sốt cao nếu được chữa trị và chăm sóc cẩn thận thường sau khoảng 4 - 5 ngày bệnh sẽ giảm dần và khỏi hẳn. Tuy nhiên các bác sĩ vân ghi nhận được rất nhiều trường hợp, do không phát hiện và điều trị sớm nên đã biến chứng thành bệnh viêm khớp, viêm cầu thận, thấp tim,...


2. Bé bị viêm họng sốt cao liên tục phải làm gì?

Khi trẻ bị viêm họng sốt cao liên tục cha mẹ không nên quá lo lắng do đây là những dấu hiệu thường gặp ở trẻ. Bạn cần bình tĩnh và nắm rõ được những việc cần làm như sau:

- Hạ sốt cho trẻ bằng cách dùng khăn nhúng vào nước ấm để lau lên người trẻ. Nhất là vùng cổ, nách, bẹn. Lau liên tục cho đến khi thân nhiệt của trẻ bắt đầu hạ xuống.

- Sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt nhóm paracetamol, acetaminophen và ibupronfen. Tuyệt đối không cho trẻ uống aspirin vì nó có liên quan đến hội chứng Reye ở trẻ.

- Cha mẹ nên cho bé uống nhiều nước, đặc biệt là nước muối loãng và nước hoa quả vì sốt thường rất dễ mất nước.

- Điều chỉnh nhiệt độ trong phòng ở mức phù hợp. Giữ ấm cổ họng cho trẻ nhưng không nên mặc nhiều lớp quần áo cho trẻ khi trẻ đang bị sốt cao.

- Cung cấp dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày cho bé đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng gồm thịt, cá, trứng, sữa, hoa quả, rau xanh, các loại đậu. Do trẻ bị ốm sốt thường rất chán ăn nên cha mẹ cần cho trẻ ăn cháo và chia thành nhiều bữa nhỏ khác nhau . Nếu bé còn bù thì mẹ cần tăng cường cho bé bú nhiều hơn để tăng sức đề kháng.

- Cha mẹ không được tự ý mua thuốc kháng sinh cho trẻ dùng khi chưa được sự chỉ định của bác sĩ.

- Nếu trẻ sốt cao trên 39 độ và có triệu chứng co giật thì nên đưa trẻ đến ngay các trung tâm y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Khi bé bị viêm họng sốt cao liên tục phải làm gì?

3. Cách phòng tránh trẻ bị viêm họng

Cha mẹ cần thường xuyên thực hiện các biện pháp phòng triệu chứng viêm họng sốt cao liên tụccho bé bằng những phương pháp sau:

- Vệ sinh sạch sẽ cho bé đặc biệt là vào mùa hè để tránh sự phát triển của các vi khuẩn gây hại. Nên rửa tay thường xuyên cho trẻ vì trẻ hay có thói quen mút tay, với những trẻ lớn hơn cũng cần giữ thói quen này trước khi ăn cơm và sau khi đi vệ sinh.

- Không nên cho trẻ tiếp xúc với luồng gió quá lạnh, tránh gió thổi trực tiếp vào mặt bé. Không bật điều hòa cho trẻ vào ban đêm, thay vào đó bạn nên mở hé cửa sổ để cho thoáng khí.

- Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột khiến trẻ không kịp thích nghi. Do đó bạn nên đưa trẻ sang một phòng có quạt mát khoảng 15 phút trước khi đưa trẻ trực tiếp từ phòng có điều hòa ra ngoài trời.

- Không nên cho trẻ uống nước đá hoặc các loại thực phẩm đồ uống lạnh.

- Nên nhúng bàn chải đánh răng của bé vào một cốc nước muối ấm sẽ giúp loại bỏ đi vi khuẩn gây bệnh có trong bàn chải. Sau khi đánh răng xong bạn nên cho bé súc miệng bằng nước muối loãng ấm.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!