Khí hư được coi là “tấm gương” phản chiếu sức khỏe sinh sản và phụ khoa ở nữ giới. Để chẩn đoán được bệnh phải dựa trên kết quả xét nghiệm, căn cứ triệu chứng lâm sàng như tính chất, màu sắc của khí hư và các triệu chứng kèm theo. Đặc biệt khi mang thai ra nhiều khí hư là tình trạng thường gặp ở chị em phụ nữ. Nhưng nếu thấy khí hư có mùi chua khi mang thai, thì bạn không nên chủ quan bỏ qua dấu hiệu bất thường trong khoảng thời gian thai kỳ 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối.
1. Nguyên nhân ra nhiều khí hư khi mang thai
Do thay đổi hormone trong cơ thể nữ giới để phù hợp với đặc điểm cơ thể đang mang thai.
Trong suốt thời kỳ “bầu bí”, khung xương chậu và thành âm đạo trở nên mềm hơn; do đó, khí hư tăng lên, tiết ra nhiều hơn để ngăn cản vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài âm đạo vào tử cung.
Càng gần cuối thai kỳ, phần đầu của thai nhi sẽ chèn ép lên khung xương chậu của mẹ – đây cũng chính là một trong những nguyên nhân tăng tiết khí hư. Đôi khi, bạn cảm thấy vùng kín tiết dịch đột ngột như những cơn tiểu rắt.
Những tuần cuối cùng, mẹ bầu còn có thể thấy khí hư còn bao gồm những vệt dịch nhầy có lẫn cả máu. Dấu hiệu này cũng cảnh báo sắp đến thời gian chuyển dạ.
2. Khí hư có mùi mua khi mang thai là bị làm sao?
Khi bạn mang thai, việc khí hư có mùi chua, sủi bọt, có màu vàng, xanh hoặc xám; có thể bạn đang mắc phải chứng viêm nhiễm âm đạo hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, ngay cả khi vùng kín không có dấu hiệu nóng rát, ngứa, sưng đỏ.
Bên cạnh đó, việc khí hư có mùi hôi màu sắc khác thường; bạn bị đau rát, sưng đỏ ở vùng kín cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ viêm nhiễm âm đạo nên bạn cần đi khám sớm đề phát hiện và điều trị sớm được bệnh phụ khoa.
Những tuần cuối của thai kỳ, nếukhí hưtiết ra chứa nhiều chất nhầy, có thể kèm theo đó là những vệt màu hồng hoặc đỏ sậm thì có thể bạn sẽ có nguy cơ chuyển dạ sớm.
Bạn bị ra máu: Nhiều thai phụ xuất hiện tình trạng ra máu rải rác khi mang thai, bạn cũng không nên chủ quan dù ở một vài người tình trạng này có thể bình thường. Thế nhưng nó cũng có thể cảnh báo một nguy cơ về sức khỏe nào khác. Đôi khi, ra máu là dấu hiệu của thai ngoài tử cung hoặc sảy thai.
Lưu ý: Bạn không nên tự ý dùng thuốc uống hoặc thuốc rửa âm đạo khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Một số trường hợp bị viêm âm đạo trong thai kỳ nhất định phải dùng thuốc theo đơn của bác sĩ (nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé). Bác sĩ sẽ quyết định việc dùng thuốc an toàn cho thai phụ.
Đặt thuốc viêm âm đạo khi mang thai có nguy hiểm không?
Một số điều mẹ cần lưu ý khi cho trẻ ăn dặm
2
Những bệnh di truyền ở trẻ sơ sinh thường hay gặp
Phương pháp cho trẻ tập đứng an toàn
Bị thủy đậu những điều nên kiêng và các sai lầm
3. Khí hư ra nhiều khi mang thai cần làm gì?
Bạn nên vệ sinh vùng kín, thay quần lót thường xuyên khoảng 2 lần/ngày. Hãy hạn chế mặc những loại quần lót bằng chất liệu nylon, bó khít cơ thể. Mặc đồ lót có nhiều chất cotton để giữ cho khu vực âm đạo của bạn khô ráo và sạch sẽ
Tránh mặc quần bò và những quần bó quá chặt
Tránh việc thụt rửa âm đạo quá mức bởi việc này này có thể sẽ khiến môi trường âm đạo bị thay đổi, tạo điều kiện dễ dàng cho sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh. Không chỉ vậy, việc thụt rửa bên trong âm đạo vào những thời kỳ cuối của thai kỳ điều này cũng có thể gây ra hiện tượng nhiễm trùng và gây ảnh hưởng không tốt đến việc sinh đẻ sau này.
Ngoài ra, bạn cũng không nên sử dụng xà phòng thơm, các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ có mùi thơm quá mức khi vệ sinh vùng kín. Bạn nên lưu ý lựa chọn loại dung dịch an toàn để vệ sinh vùng kín (tốt nhất bạn nên trao đổi hoặc hỏi ý kiến của bác sĩ trước về vấn đề này).
Xem thêm:
- Khí hư làm khô cứng quần lót
- Khí hư màu vàng có mùi tanh là bệnh gì?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!