Chảy máu trong hoặc tụ máu dưới da khi các mạch máu bị tổn thương sẽ tạo ra vết bầm xanh đen trên da. Vì da không bị trầy xước nên không có nguy cơ nhiễm trùng. Vết bầm tím thường do va chạm với các đồ vật. Vết bầm mới có màu nâu đỏ. Sau 1 vài giờ nó sẽ chuyển sang màu xanh hoặc màu tím đậm, đến khi gần lành sẽ chuyển sang màu vàng hoặc màu xanh lá cây.
Vết bầm thường đau khi chạm vào và thậm chí đau hơn trong vài ngày đầu, nhưng khi màu sắc vết bầm mờ dần thì cảm giác đau cũng bớt dần. Vì da không bị rách nên không có nguy cơ nhiễm trùng.
Khi bị bầm tím bạn phải làm gì trước tiên?
Bạn nên chườm nước đá lên vết bầm trong 20 phút. Uống acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm đau và tránh mát xa vết bầm.
Sau đó 48 giờ, đắp khăn ấm trong 10 phút, 3 lần mỗi ngày để đánh tan máu tụ. Vết bầm sẽ mờ dần trong 2 – 4 tuần sau khi chuyển màu thành màu vàng, xanh lá cây hoặc màu nâu.
Khi máu đóng vảy, bạn không nên bóc vảy vì sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Vảy sẽ khô và tự bong ra trong 1 – 2 tuần.
Hãy đến cơ sở y tế gần nhất nếu:
- Vết bầm sưng và gây đau đớn thời gian dài;
- Có vết bầm tím thường xuyên, không rõ nguyên nhân và trải dài ở nhiều bộ phận cơ thể;
- Vết bầm tím kèm theo chảy máu bất thường tại những bộ phận khác trong cơ thể như mũi, nướu, trong nước tiểu hoặc phân.
Làm thế nào để tránh vết bầm tím?
Bạn cần thận trọng khi leo trèo, vui chơi, tập thể dục và lái xe. Hãy sử dụng miếng đệm đầu gối, khuỷu tay, cẳng chân, đệm vai, che chắn hông, hoặc miếng đệm ở đùi khi hoạt động mạnh hoặc chơi thể thao để tránh bầm ở các bộ phận này.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!