Làm gì để phòng chống bệnh cơ xương khớp đau tăng trong mùa lạnh?

Y Học Cổ Truyền - 04/18/2024

Theo y học cổ truyền, đau nhức xương khớp thuộc phạm trù tý chứng. “Tý” có nghĩa là “tắc”, như vậy do khí huyết không vận hành trơn tru trong hệ thống kinh mạch, ứ trệ ở xương khớp mà sinh ra đau nhức. Do vệ khí của cơ thể không đầy đủ, trời lạnh ẩm làm các tà khí như phong hàn, thấp, nhiệt xâm phạm vào cân cơ, khớp xương, kinh lạc làm sự vận hành của khí huyết tắc lại gây các chứng sưng, nóng, đỏ, đau các khớp hoặc tái phát bệnh. Vậy làm sao để phòng chống được bệnh cơ xương khớp đau tăng trong mùa lạnh. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Lily & WeCare nhé!

Theo y học cổ truyền, đau nhức xương khớp thuộc phạm trù tý chứng. “Tý” có nghĩa là “tắc”, như vậy do khí huyết không vận hành trơn tru trong hệ thống kinh mạch, ứ trệ ở xương khớp mà sinh ra đau nhức. Do vệ khí của cơ thể không đầy đủ, trời lạnh ẩm làm các tà khí như phong hàn, thấp, nhiệt xâm phạm vào cân cơ, khớp xương, kinh lạc làm sự vận hành của khí huyết tắc lại gây các chứng sưng, nóng, đỏ, đau các khớp hoặc tái phát bệnh. Vậy làm sao để phòng chống được bệnh cơ xương khớp đau tăng trong mùa lạnh. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Lily & WeCare nhé!

Làm gì để phòng chống bệnh cơ xương khớp đau tăng trong mùa lạnh?

Đặc điểm của chứng đau nhức xương khớp trong mùa lạnh

Thời tiết là một yếu tố ảnh hưởng đến sự xuất hiện và phát triển của các bệnh lý, trong đó rõ rệt là các bệnh cơ xương khớp. Khi thời tiết chuyển mùa, nhất là mưa nhiều, lạnh, rét người bị bệnh về xương khớp hay bị đau nhức, tê buốt, có cảm giác khó chịu ở các khớp xương, dai dẳng ám ảnh, nhất là về đêm.

Trong Đông y, lý do đau nhức xương khớp vào mùa lạnh là do:

Do ngoại nhân

Hay gặp nhất là do phòng (gió), hàn (lạnh), thấp (ẩm) gây ra. Các tà khí này ít khi gây bệnh riêng rẽ mà thường phối hợp với nhau như: Phong thấp, phong hàn thấp...

Do nội nhân

Do can thận hư: Thận tàng tinh mà tinh lại sinh tủy. Tủy ở trong xương để nuôi dưỡng xương nên gọi là thận chủ sinh tủy, dưỡng cốt. Thận hư thì cốt không được nuôi dưỡng đầy đủ nên sinh đau.

Làm gì để phòng chống bệnh cơ xương khớp đau tăng trong mùa lạnh?

Can chủ cân

Cân bao gồm khớp, gân, cơ... phụ trách việc vận động của cơ thể. Can huyết đầy đủ thì cân mạch được nuôi dưỡng thì vận động tốt và ngược lại.

Do đó, khi cân thận hư tổn thì những yếu tố ngoại tà như phong, hàn, thấp dễ xâm nhập vào cơ thể gây ra bệnh cơ xương khớp.

Các bệnh nhân đều cảm thấy có sự ảnh hưởng rõ rệt của thời tiết. Sự thay đổi của thời tiết kéo theo sự thay đổi của các yếu tố bên trong cơ thể. Chính sự thay đổi này góp phần làm xuất hiện các đợt đau xương khớp.

Do cảm giác chân, tay tê buốt, đau nhức, cột sống lưng, khớp gối, khớp bàn tay, ngón tay, khiến cho người bệnh gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống và luôn cảm thấy buồn phiền. Đau nhức, tê buốt tại khớp xương có thể từ mức độ nhẹ là viêm khớp không đặc hiệu cho đến các bệnh lý thực thể như viêm khớp dạng thấp hay viêm khớp do thoái hóa khớp, biến dạng khớp.

Một số trường hợp đau dây thần kinh liên sườn do thoái hóa cột sống lưng, gây đau tức ngực, lưng nhầm tưởng là bệnh về tim mạch hoặc bệnh phổi làm cho người bệnh càng hoang mang, lo lắng. Điều đáng nói là càng bị đau, nhức xương khớp, người bệnh càng sợ cử động dẫn đến các khớp trở nên tê cứng, khó cử động và càng dẫn đến cứng khớp.

Một số bệnh cơ xương khớp thường gặp trong mùa lạnh

Viêm khớp dạng thấp

Là bệnh chủ yếu gặp ở nữ giới, tuổi trung niên, viêm khớp kéo dài với các đợt sưng đau khớp cấp tính, bệnh nhân thường sưng đau nhiều khớp, sốt, có thể có các biểu hiện ở các cơ quan khác.

Bệnh gout

Là loại bệnh gây ra tình trạng khó cử động khớp ở một hoặc nhiều khớp khác nhau. Để bệnh ít tái phát trong mùa đông, nên duy trì chế độ tập luyện hàng ngày, giữ ấm cơ thể, nhất là khi ra đường cần phải giữ ấm toàn thân. Buổi tối, trước khi đi ngủ, có thể ngâm chân tay vào nước muối ấm hoặc dùng túi chườm để chân tay được ấm hơn.

Đau vai gáy, đau thắt lưng, các bệnh đau cân cơ

Do trời lạnh, các cơ thường co lại để sinh nhiệt. Các tư thế này phải duy trì trong thời gian dài làm cho các cơ cạnh cột sống bị giữ ở một tư thế lâu, gây mệt và mỏi cơ. Có thể đau một hay hai bên bả vai...

Thoái hóa khớp và đau nhức xương khớp

Đây là tình trạng dễ bị đau nhức vào mùa lạnh. Thoái hóa và đau nhức xương khớp do quá trình lão hoá của sụn khớp, sụn bị mất tính đàn hồi, mỏng dần đi và nhuyễn hoá, gây đau và hạn chế vận động.

Tê buồn chân tay

Là hiện tượng khá phổ biến xảy ra trong mùa lạnh. Từ những dạng tê thông thường, nhất thời đến tình trạng nghiêm trọng kèm theo cảm giác đau buốt, khó chịu trong xương cốt.

Làm gì để phòng chống bệnh cơ xương khớp đau tăng trong mùa lạnh?

Phòng chống bệnh cơ xương khớp đau tăng trong mùa lạnh

- Về phòng bệnh, dù có bệnh lý khớp từ trước hay không, trong mùa lạnh, bệnh nhân cũng cần giữ ấm cơ thể mình, trong đó đặc biệt lưu ý các khớp, nếu đã bị viêm khớp, thoái hóa khớp xương càng cần giữ ấm cơ thể và các khớp (khớp gối, khớp cổ chân, cổ tay, bàn tay...). Để làm tốt điều đó cần mặc đủ ấm, cổ quàng khăn ấm, tay đi găng, chân đi tất. Khi ra khỏi nhà cần mặc ấm hơn không để cảm lạnh.

- Để bớt đau khớp mùa lạnh cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, tăng cường canxi, vitamin C, D có trong các thực phẩm như cam, ớt, cà chua rất tốt cho cơ thể.

- Uống sữa, ăn các sản phẩm chế biến từ đậu tương ngoài tác dụng bảo vệ tim mạch còn giúp tăng cường cơ xương và ngăn ngừa viêm khớp. Những thực phẩm giàu axit béo omega-3 có trong cá hồi và các loại hạt, rau lá xanh hay cải xoăn giúp dập tắt tình trạng viêm đau khớp của người bệnh.

- Trong các bệnh lý về cơ xương khớp, những người bị bệnh gout cần tuân thủ chế độ ăn uống đặc biệt hơn cả. Cần tập luyện vận động hợp lý để phòng cứng các khớp.

- Người mắc bệnh lý về xương khớp cũng cần thực hiện chế độ vận động hợp lý, tốt nhất cần sự tư vấn của các bác sĩ, theo hướng dẫn của các bác sĩ phục hồi chức năng. Bệnh nhân phải thường xuyên vận động để giúp khí huyết lưu thông dễ dàng và giúp cơ bắp rắn chắc, giúp xương đỡ quá tải gồng gánh. Để bảo vệ xương khớp, cần vận động hợp lý, không đứng lâu, ngồi lâu... Khi ngồi hoặc đứng nên giữ dáng thẳng, không gù, cong vẹo

- Thường xuyên massage: Nếu trên cơ thể có vị trí nào bị lạnh thì nên thường xuyên xoa bóp, như vậy dần dần sẽ loại bỏ triệu chứng, giúp sức khỏe phục hồi nhanh chóng. Khi khớp bị đau, cũng có thể sử dụng biện pháp châm cứu.

Làm gì để phòng chống bệnh cơ xương khớp đau tăng trong mùa lạnh?

Biến chứng của đau xương khớp mùa lạnh

- Gây biến dạng khớp, giảm khả năng lao động

- Có thể gây ra tình trạng tê bì, nhức mỏi chân tay

- Có thể làm liệt khớp, đau, teo cơ

- Làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim

- Gây ung thư xương, tàn phế

Khi chữa các bệnh về xương khớp, các phương pháp chữa đều nhằm lưu thông khí huyết ở gân cơ xương, đưa tà khí (phong hàn, thấp nhiệt) ra ngoài, bồi bổ khí huyết can thận để chống tái phát (vệ khí cũng do thận sinh ra) và để chống lại các hiện tượng thoái hóa khớp, biến dạng khớp, teo cơ, cứng khớp nhằm hồi phục chức năng bình thường của các khớp xương.

Bị đau nhức về cơ xương khớp, nhất là vào mùa lạnh, người bệnh nên đi khám bệnh, tốt nhất là khám chuyên khoa khớp để được xác định nguyên nhân và có chỉ định điều trị sớm. Bệnh nhân không nên chủ quan, xem thường và càng không nên tự chẩn đoán bệnh cho mình (nếu không am hiểu về chuyên môn y học). Chúc bạn luôn khỏe mạnh!

Bài viết được Bác sĩ Đông Y bảo trợ thông tin

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!