Nguyễn Vũ Hân(Đồng Nai)
Thiếu máu thiếu sắt là một bệnh lý khá phổ biến, các đối tượng hay mắc thiếu máu thiếu sắt là trẻ em tuổi ăn dặm, phụ nữ mang thai, nuôi con bú và trẻ gái tuổi dậy thì. Khi đã được chẩn đoán là thiếu máu do thiếu sắt thì việc bổ sung sắt là cần thiết. Tuy nhiên, một tác dụng phụ của sắt rất hay xảy ra là gây táo bón, đôi khi có thể gây tiêu chảy, buồn nôn.
Để khắc phục tình trạng này việc lựa chọn sản phẩm bổ sung sắt rất quan trọng. Trong các loại thuốc sắt hiện có trên thị trường, loại sắt sulphate (ferrous sulfate), sắt II fumarate là hai dạng muối sắt II vô cơ và hữu cơ thường gây táo bón cho người sử dụng. Chỉ có loại thuốc chứa sắt III polymaltose complex (viết tắt là IPC) là dạng phức hợp sắt III hữu cơ ít gây táo bón hơn. Thêm vào đó IPC còn có khả năng hấp thu vào máu cao, giảm kích ứng dạ dày, giúp bệnh nhân dung nạp sắt vào cơ thể tốt hơn. Vì vậy bạn nên trao đổi với bác sĩ chuyển sang uống loại sắt phù hợp hơn, ít gây táo bón hơn.
Ngoài ra, trong quá trình uống thuốc có chứa sắt người bệnh nên uống kèm vitamin C theo chỉ dẫn của thầy thuốc do vitamin C giúp sắt hấp thu vào cơ thể tốt hơn. Trong sinh hoạt hàng ngày cũng nên chú ý uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây và rau củ, nhất là những thứ có tính nhuận tràng như chuối, khoai lang, rau mồng tơi, rau đay, rau dền... Bạn cũng nên nhắc con ăn sữa chua hàng ngày vì sữa chua có nhiều lợi khuẩn giúp cho việc tiêu hóa được dễ dàng hơn, ngăn ngừa táo bón hoặc có thể uống bổ sung men vi sinh theo chỉ dẫn của thầy thuốc.
Việc năng tập luyện và vận động cơ thể đều đặn cũng giúp cho nhu động ruột hoạt động bình thường, hạn chế tình trạng táo bón.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!