Làm thế nào để điều trị dứt điểm ho khan, ho có đờm do bệnh viêm phế quản?Đây là một bài viết được tài trợ. Để biết thêm thông tin về chính sách Quảng cáo và Tài trợ của chúng tôi, vui lòng đọc thêm tại đây.

Sơ cứu & Phòng ngừa - 04/19/2024

Nếu không điều trị dứt điểm, bệnh viêm phế quản sẽ gây ra những cơn ho dai dẳng và làm suy giảm sức khỏe, ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày.

Viêm phế quản là căn bệnh viêm đường hô hấp thường gặp với các triệu chứng chính là ho khan, ho có đờm. Đây là căn bệnh mang theo nhiều mối nguy hiểm tiềm ẩn. Bởi nếu không được điều trị sớm và dứt điểm, viêm phế quản sẽ gây ra những cơn ho dai dẳng kéo dài và là nguyên nhân chính làm suy giảm sức khỏe, ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày.

Viêm phế quản là một trong những bệnh viêm nhiễm đường hô hấp phổ biến nhất  hiện nay. Theo thống kê của Cục quản lý Môi trường (Bộ Y tế), những người sống trong khu vực nội thành Hà Nội có nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản cao gấp 2,9 lần so với khu vực ngoại thành. Nguyên nhân của tình trạng này là do đâu và làm thế nào để điều trị dứt điểm? Tất cả những thắc mắc này của bạn sẽ được giải đáp thông qua các chia sẻ sau của Hello Bacsi.

Viêm phế quản – Căn bệnh của thời đại công nghiệp hóa

Viêm phế quản (viêm phế quản phổi) là tình trạng viêm xuất hiện tại niêm mạc của các ống phế quản. Khi bị viêm phế quản, người bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng như:

  • Ho khan, ho có đờm (đờm trắng đục, hoặc có màu vàng, xanh)
  • Đau tức ngực khi thở
  • Khó thở, thở khò khè do lượng đờm tăng dần theo thời gian
  • Mệt mỏi, cơ thể uể oải
  • Ớn lạnh và sốt…

Những triệu chứng này có thể diễn ra trong thời gian dài, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Không những vậy, nếu vì chủ quan mà bỏ qua những triệu chứng này, bệnh sẽ bùng phát thành những biến chứng gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh. Các biến chứng có thể kể đến như: Viêm phế quản mạn tính, áp xe phổi, viêm phổi cấp, bệnh lao phổi, suy hô hấp cấp hoặc mãn tính,… Thậm chí, các biến chứng này còn có thể tiến triển nặng hơn khi không được điều trị kịp thời và gây nguy hiểm tới tính mạng.

Vậy tại sao viêm phế quản lại là căn bệnh ngày càng phổ biến?

Hiện nay, cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tình trạng ô nhiễm môi trường cũng ngày càng gia tăng. Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính khiến người dân ở nội thành Hà Nội có nguy cơ bị viêm phế quản cao hơn là do lượng khí thải xuất hiện từ các phương tiện giao thông và những hoạt động công nghiệp diễn ra tại đây. Chúng làm cho không khí ở khu vực nội thành chứa một lượng lớn bụi mịn và các hóa chất độc hại. Lớp bụi này có kích thước siêu nhỏ, dễ dàng xâm nhập qua đường thở, lắng đọng và thẩm thấu vào lớp niêm mạc phổi, phế quản, từ đó gây viêm nhiễm đường hô hấp.

Không chỉ vậy, hàng ngày chúng ta còn phải tiếp xúc với rất nhiều các tác nhân gây kích thích khác như virus, vi khuẩn, hóa chất, khói thuốc… từ chính môi trường xung quanh khiến niêm mạc đường thở bị viêm, kích thích, tái cấu trúc và xơ hóa.

Tái cấu trúc và xơ hóa là gì?

Ban đầu, khi cơ thể tiếp xúc với những tác nhân gây kích thích, thì quá trình tái cấu trúc đã xuất hiện. Viêm âm thầm và không có triệu chứng, nên bạn sẽ không thể nhận biết để ngăn ngừa bệnh được. Thế nhưng, kèm theo đó là sự tăng sinh, tái cấu trúc của các tế bào tại niêm mạc đường thở. Điều này khiến cho niêm mạc phổi và phế quản bị phì đại, xơ hóa; sự đàn hồi của nhu mô phổi, phế nang cũng bị phá hủy, khả năng co giãn kém dần đi. Từ đó khiến chức năng đường thở bị suy giảm nghiêm trọng và làm cho các triệu chứng viêm dễ tái phát nhiều lần. Lâu ngày, tình trạng ngày càng trở nên nghiêm trọng, gây ra các triệu chứng ho, khó thở, sốt cao, tức ngực, khò khè… Đây chính là nguyên nhân khiến cho các triệu chứng ho, đờm của viêm phế quản kéo dài liên tục và khó chữa khỏi.

Xem ngay bí kíp thoát khỏi những “cơn ho nổ cổ” vì viêm phế quản tại đây

Chớ nên lạm dụng kháng sinh khi điều trị bệnh viêm phế quản

Khi các triệu chứng của bệnh xuất hiện ở giai đoạn viêm nặng, việc uống kháng sinh để khắc phục tình trạng viêm phế quản là thói quen của nhiều người. Tuy nhiên, đây không phải là biện pháp tốt mà còn có thể đe dọa đến sức khỏe người bệnh. Bởi đa phần các trường hợp bị viêm phế quản thường do virus nên việc dùng các thuốc kháng sinh không những không có tác dụng, mà còn làm tăng nguy cơ vi khuẩn kháng thuốc và kéo theo nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng lên gan, thận, thính giác, thần kinh và tim mạch.

Làm thế nào để điều trị dứt điểm ho khan, ho có đờm do bệnh viêm phế quản?Đây là một bài viết được tài trợ. Để biết thêm thông tin về chính sách Quảng cáo và Tài trợ của chúng tôi, vui lòng đọc thêm tại đây.

Do đó, để cải thiện dứt điểm và hạn chế viêm phế quản tái phát, việc điều trị cần đáp ứng được các tiêu chí sau:

  • Giảm các triệu chứng ho (đặc biệt là với cơn ho về đêm), giảm đờm, giúp thanh phế và phục hồi chức năng hô hấp.
  • Ngăn ngừa viêm phế quản và triệu chứng ho tái phát, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra do ho kéo dài lâu ngày.
  • Tăng cường miễn dịch, tăng cường chức năng đường hô hấp, giảm kích thích màng tế bào, chống lại quá trình tái cấu trúc, xơ hóa ngay từ giai đoạn còn sớm. Từ đó, giúp bảo vệ niêm mạc đường thở khỏi sự kích ứng từ các tác nhân ban đầu.
  • An toàn khi sử dụng dài ngày, hạn chế sử dụng thuốc tây, giúp ngăn ngừa cơn ho tái phát.

Fibrolysin – Vị “cứu tinh” của phổi và phế quản

Nhằm tìm ra một giải pháp mới cho người bệnh viêm phế quản, đồng thời đáp ứng những tiêu chí trên, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu và tìm ra được hoạt chất Fibrolysin. Đây là tên gọi được kết hợp giữa 2 từ Fibro (chất xơ)Lysis (tiêu hủy). Có nghĩa là làm tiêu hủy đi các tổ xơ hóa, sẹo hóa tại phổi, phế quản và ngăn chặn quá trình tái cấu trúc tế bào. Fibrolysin là hỗn hợp của muối Kẽm gluconate và Methylsulfonylmethane (MSM). Trong đó:

  • Kẽm: một nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể, có vai trò điều hòa miễn dịch, tăng khả năng chống lại các tác nhân gây viêm nhiễm qua đường hô hấp. Kẽm được đưa vào cơ thể dưới dạng muối sẽ giúp tăng hấp thu tốt hơn. Ngoài ra, kẽm còn có tác dụng ức chế sự hình thành các tổ chức xơ hóa, sẹo hóa ở phổi, phế quản.
  • Methylsulfonylmethane: là hoạt chất chứa lưu huỳnh tự nhiên, có tác dụng hỗ trợ đáp ứng miễn dịch, chống oxy hóa và chống viêm, giúp làm giảm tổn thương, giảm quá trình oxy hóa các tế bào tại đường thở.

Nhờ vậy, Fibrolysin có tác dụng ức chế sự hình thành các tổ xơ hóa tại phổi, ngăn cản quá trình tăng sinh các tế bào mất kiểm soát. Đây được coi là một giải pháp toàn diện, giúp chống xơ hóa, chống tái cấu trúc đường thở và cải thiện triệu chứng ho, đờm kéo dài, viêm phế quản, viêm phổi.

Bảo Phế Vương – Sản phẩm thảo dược đầu tiên chứa Fibrolysin giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng của bệnh viêm phế quản

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bảo Phế Vương (*) với thành phần chính là Fibrolysin kết hợp với các thảo dược quý như nhũ hương, bán biên liên, xạ đen, xạ can, tạo giác (quả bồ kết)… giúp đáp ứng các mục tiêu trong việc cải thiện ho dai dẳng lâu ngày bằng cách tác động vào nguyên nhân gây ho như chống tái cấu trúc đường thở, tăng cường hệ miễn dịch cho hệ hô hấp, phòng ngừa tái phát.

Làm thế nào để điều trị dứt điểm ho khan, ho có đờm do bệnh viêm phế quản?Đây là một bài viết được tài trợ. Để biết thêm thông tin về chính sách Quảng cáo và Tài trợ của chúng tôi, vui lòng đọc thêm tại đây.Bảo Phế Vương giúp hỗ trợ điều trị viêm phổi, viêm phế quản

Bảo Phế Vương được xem là công thức toàn diện giúp điều trị dứt điểm tình trạng ho khan, ho có đờm kéo dài do bệnh viêm phế quản. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, mỗi ngày bạn nên dùng 2 lần, mỗi lần từ 2 – 3 viên Bảo Phế Vương và nên sử dụng liên tục khoảng từ 1 – 3 tháng.

Để biết thêm thông tin về sản phẩm Bảo Phế Vương có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm phế quản như thế nào, mời các bạn cùng xem chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh tại đây. 

Nếu bạn vẫn còn băn khoăn về bệnh viêm phế quản hoặc muốn biết thêm thông tin về sản phẩm Bảo Phế Vương, hãy gọi ngay đến tổng đài miễn cước 1800 6103 hoặc điện thoại số 090 220 7582 để được các chuyên gia tư vấn cụ thể hơn nhé.

(*) Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Ngân Phạm/ HELLO BACSI

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Triệu chứng ung thư vòm họng: Khi cơ thể “lên tiếng”
  • Liệu pháp bổ sung và thay thế cho bệnh ung thư phổi
  • Bạn đã nghe nói về tiểu són, tiểu nhiều lần, hội chứng bàng quang kích thích?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!