Trẻ bị viêm phế quản nên ăn gì?

Kiến Thức Y Học - 04/26/2024

Vào mùa đông không khí khô hanh làm cho trẻ nhỏ rất dễ bị ho, cúm, sốt... nặng hơn có thể dẫn đến viêm phế quản. Các bậc cha mẹ cần tìm hiểu những triệu chứng của bệnh để phát hiện điều trị kịp thời cho trẻ nằm tránh biến chứng xấu, đồng thời nếu bệnh diễn tiến lâu, tái đi tái lại trẻ dễ bị viêm phế quản mạn tính. Bài viết sau đây sẽ gợi ý thực đơn cho trẻ bị viêm phế quản, những thực phẩm nào nên và không nên cho trẻ ăn khi bị viêm phế quản.

Vào mùa đông không khí khô hanh làm cho trẻ nhỏ rất dễ bị ho, cúm, sốt... nặng hơn có thể dẫn đến viêm phế quản. Các bậc cha mẹ cần tìm hiểu những triệu chứng của bệnh để phát hiện điều trị kịp thời cho trẻ nằm tránh biến chứng xấu, đồng thời nếu bệnh diễn tiến lâu, tái đi tái lại trẻ dễ bị viêm phế quản mạn tính. Bài viết sau đây sẽ gợi ý thực đơn cho trẻ bị viêm phế quản, những thực phẩm nào nên và không nên cho trẻ ăn khi bị viêm phế quản.

Trẻ bị viêm phế quản nên ăn gì?

1. Bệnh viêm phế quản là gì?

Trẻ bị viêm phế quản là tình trạng đường thở dưới, hay cuống phổi của trẻ bị viêm nhiễm, sưng đau, nhưng chưa ảnh hưởng đến nhu mô phổi. Tuy nhiên, viêm phế quản lại làm cho trẻ ho nhiều, nếu không điều trị kịp thời và để trẻ ho quá lâu thì viêm nhiễm có thể lan xuống nhu phổi gây viêm phổi.

2. Trẻ bị viêm phế quản nên ăn gì?

Trước khi tìm hiểu xem trẻ bị viêm phế quản nên ăn gì, các bậc cha mẹ nên có những định hướng thực đơn những thực phẩm có lợi cho cơ thể của trẻ trước.

- Khi trẻ bị viêm phế quản nên ăn các thực phẩm giàu dinh dưỡng và dễ tiêu như: gạo, bột mì, ngũ cốc, các thực phẩm khác như đậu Hà lan, sữa đậu nành, sữa bò, đậu phụ, trứng gà.

- Trẻ bị viêm phế quản nên ăn nhiều trái cây và rau xanh để cung cấp lượng vitamin cần thiết cho cơ thể, cũng như bổ sung năng lượng hàng ngày. Ngoài ra các loại vitamin như vitamin C, E, A, có tác dụng làm giảm tình trạng viêm ở phế quản, tình trạng khó thở của trẻ. Các loại hoa quả, rau xanh giàu chất chống oxy hóa, đặc biệt tốt cho các bé viêm phế quản được bác sĩ khuyên dùng: dâu tây, các loại quả mọng, bông cải xanh, rau xanh và cà rốt. Tuy nhiên mẹ cũng phải nấu các món ăn này thật khéo để cho trẻ có cảm giác thích thú muốn ăn, vì thông thường trẻ em đều không thích có quá nhiều rau trong bữa ăn của mình.

Trẻ bị viêm phế quản nên ăn gì?

- Trẻ bị viêm phế quản nên ăn các sản phẩm từ sữa vì các sản phẩm này đều rất giàu vitamin D, canxi, và protein là nguồn dinh dưỡng quan trọng và cần thiết cho cơ thể. Trẻ em bị viêm phế quản nên tiêu thụ nhiều các sản phẩm từ sữa (tuy nhiên cần chú ý các sản phẩm sữa đó phải có hàm lượng chất béo thấp). Bé bị viêm phế quản tốt nhất nên được cho ăn nhiều sữa chua vì sữa chua chứa nhiều vi khuẩn thân thiện có lợi cho hệ thống tiêu hóa và cũng có tác dụng tốt đối với các bé bị viêm phế quản.

- Uống nhiều nước sẽ giúp cơ thể đào thải các độc tố khỏi cơ thể một cách dễ dàng hơn. Trẻ em bị viêm phế quản thường dễ bị mất nước hơn so với những người bình thường, uống nhiều nước sẽ giúp giảm tình trạng viêm, tình trạng khô họng của bé.

3.Trẻ bị viêm phế quản không nên ăn gì?

  • Trẻ bị viêm phế quảnnên tránh hoặc tốt nhất hạn chế tối đa ăn các món rán, xào, đồ ăn nhanh như: khoai tây chiên, bánh rán, thịt rán,... Những món ăn giàu chất béo kể cả sữa chứa hàm lượng chất béo cao, calo cao cũng không được khuyến khích đối với các trẻ lớn bị viêm phế quản, bởi nó là thủ phạm làm tăng triệu chứng khó thở.

  • Hạn chế lượng muối trong chế độ ăn hàng ngày. Cơ thể thừa muối sẽ dẫn tới tình trạng tích lũy chất lỏng. Khi có quá nhiều muối trong cơ thể trẻ, các mô phế quản cũng hấp thụ chất lỏng, làm tình trạng viêm phế quản gia tăng, đồng thời quá trình sản xuất chất nhầy cũng tăng theo. Muối có nhiều trong các loại đồ ăn nhanh, đồ ăn đông lạnh, đồ ăn đóng hộp. Vì thế trẻ em bị viêm phế quản không nên tiêu thụ nhiều thức ăn nhanh, đông lạnh, chế biến sẵn.

  • Khi được hỏi bé bị viêm phế quản không nên ăn gì, các chuyên gia y tế thường khuyên cha mẹ của bé giảm lượng đường tinh luyện có trong thực đơn, chế độ ăn đối với bé bị viêm phế quản, bởi nếu các bé bị viêm phế quản thường xuyên tiêu thụ các loại đồ ăn như bánh kẹo, nước ngọt,... gây tình trạng đường tinh luyện trong cơ thể bị thừa, làm gia tăng hiện tượng khó thở.

  • Trẻ bị viêm phế quảnkhông nên ăn những đồ cay nóng cũng như các món ăn có hạt tiêu, tương ớt...vì những loại gia vị và thực phẩm này dễ gây kích ứng niêm mạc phế quản, gây hiện tượng ho.

  • Cha mẹ cũng không nên cho bé ăn các loại hoa quả chua, chát như: mận, táo chua vì những thực phẩm này sẽ khó long đờm.

  • Không nên uống nước có ga hay soda vì các loại đồ uống này làm gia tăng tình trạng viêm phế quản. Đặc biệt không nên uống nước có ga trước khi đi ngủ vì khả năng thông khí của phổi bé bị viêm phế quản vốn đã kém. Nếu uống nước có ga trước khi đi ngủ sẽ làm liệt trung khu hô hấp, dễ gây loạn nhịp thở hoặc ngừng thở dẫn đến nguy hiểm tới tính mạng.

Như vậy đối với trẻ em bị viêm phế quản thì chế độ ăn uống cũng là một phương pháp hữu hiệu góp phần điều trị bệnh. Câu hỏi Trẻ bị viêm phế quản nên ăn gì và không nên ăn gì cũng được giải quyết thông qua bài viết trên, các bậc cha mẹ chỉ cần lưu ý một chút là có thể giúp cải thiện sức khỏe cho bé mỗi ngày.

Trẻ bị viêm phế quản nên ăn gì?

4. Thói quen sinh hoạt hàng ngày cần tránh khi trẻ bị viêm phế quản

Bên cạnh chế độ ăn uống cần kiêng khem thì thói quen sinh hoạt hàng ngày dưới đây, cha mẹ cũng nên chú ý cho con trẻ khi bé bị viêm phế quản:

  • Tránh xa những người bị cảm lạnh, cảm cúm bởi những đối tượng này dễ khiến trẻ nhỏ nhiễm virus hoặc vi khuẩn nguy hiểm làm bệnh viêm phế quản tăng nặng.

  • Không nên để trẻ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, độc hại như khói thuốc lá, bụi bẩn.

  • Thời tiết lạnh không để trẻ ăn mặc phong phanh. Mùa hè tránh để quạt thốc thẳng vào mặt của bé.

  • Bé bị viêm phế quản cần kiêng gì khi sử dụng điều hòa? Lời khuyên cho bạn là nên để nhiệt độ không quá chênh lệch với nhiệt độ ngoài trời vì điều này không những làm phế quản của bé bị tổn thương mà các bộ phận hô hấp khác cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

  • Kiêng không cho bé lấy tay xì mũi hoặc chạm tay vào mắt sau khi chơi hoặc vừa đi đại tiện xong dễ gây nhiễm khuẩn đường hô hấp của trẻ.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!