Làm thế nào để duy trì sữa mẹ khi cho con ăn dặm?

Thiết Yếu - 11/24/2024

Việc duy trì da tiếp da giúp cho hoocmon tạo sữa của mẹ hoạt động liên tục. Nhiều mẹ hỏi tư thế để tiếp xúc da với con như thế nào là đúng và phù hợp. Thực chất, mẹ có thể tiếp xúc xa với ở ở bất kì tư thế nào mà mẹ và bé cảm thấy dễ chịu nhất. Mẹ có thể cho con nằm sấp trên ngực trần, hoặc mẹ có thể chọn tư thế ngồi, hay bế con áp vào ngực rồi đi khắp nhà.

Khi bé bắt đầu bước và thời kì ăn dặm, lượng sữa của mẹ cũng bắt đầu có sự điều chỉnh, không còn dồi dào như trước nữa. Bé ăn dặm không có nghĩa là mẹ cai hoàn toàn sữa cho bé, mà phải biết kết hợp cả hai. Vậy làm cách nào để duy trì sữa mẹ khi cho con ăn dặm?

1. Mẹ nên tiếp tục duy trì da tiếp da với con

Việc duy trì da tiếp da giúp cho hoocmon tạo sữa của mẹ hoạt động liên tục. Nhiều mẹ hỏi tư thế để tiếp xúc da với con như thế nào là đúng và phù hợp. Thực chất, mẹ có thể tiếp xúc xa với ở ở bất kì tư thế nào mà mẹ và bé cảm thấy dễ chịu nhất. Mẹ có thể cho con nằm sấp trên ngực trần, hoặc mẹ có thể chọn tư thế ngồi, hay bế con áp vào ngực rồi đi khắp nhà.

Làm thế nào để duy trì sữa mẹ khi cho con ăn dặm?

Chỉ cần mẹ duy trì việc da tiết da thì cơ chế tiết sữa của mẹ vẫn sẽ hoạt động một cách bình thường và không có dấu hiệu bị “ngưng”.

2. Cho bé bú thường xuyên là cách duy trì sữa hiệu quả

Trong thời gian bé bắt đầu bước vào ăn dặm, mẹ không nên thay hoàn toàn một cứ bằng một bữa ăn dặm của bé. Mẹ đặc biệt lưu ý, ăn dặm chỉ là phụ còn bú mới là chính thức là giới thiệu thức ăn cho trẻ. Đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi thì sữa mẹ vẫn là nguồn thức ăn chính. Mẹ cần duy trì việc cho bé bú đều đặn và thường xuyên để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ phát triển toàn diện.

Trên thực tế, ở tháng thứ 3 cân nặng của trẻ bắt đầu bị chững lại, bởi lúc này, bé bắt đầu khám phá thế giới xung quanh, hoạt động nhiều hơn và lanh lợi hơn. Nhiều bậc cha mẹ cho con ăn dặm trước 6 tháng là cách để bé tăng cân. Đây là sự ngộ nhận và sai lầm.

3. Mẹ không nên giãn cữ quá lâu

Nhiều bà mẹ suy nghĩ rằng, nên giãn cữ lâu một vài ngày để luyện tập cho bé ăn dặm. Tuy nhiên, việc làm này có thể gây tắc tia sữa, khiến mẹ cảm thấy bị đau nhức đồng thời sẽ khiến ngực ngưng tiết sữa. Mẹ nên nhớ rằng, thể tích sữa trong bầu ngực càng nhiều thì khả năng ức chế hoocmon tạo nữa càng lớn. Vì vậy, muốn duy trì lượng sữa, mẹ không nên gián cữ quá lâu, thường xuyên cho trẻ bú.
Lượng sữa mà mẹ tiết ra không phải phụ thuộc vào mẹ mà vào bé. bé bú càng nhiều thì tuyến sữa càng trống, sữa mẹ tiết ra càng nhiều

4. Lưu ý về chế độ ăn uống và ngủ nghỉ phù hợp

Thời điểm bé bắt đầu ăn dặm cũng chính là lúc mẹ quay lại với nhịp bận rộn của công việc, gia đình. Mẹ có thể bị thiếu ngủ, stress, bỏ cữ, giảm cữ, ăn uống thất thường... Đây chính là những nguyên nhân khiến cho nguồn sữa mẹ bị suy giảm.


Làm thế nào để duy trì sữa mẹ khi cho con ăn dặm?

Việc mẹ cần làm là uống đủ nước, chế độ dinh dưỡng đầy đủ, luôn giữ tinh thần thoải mái. Trong thời gian đầu mẹ quay trở lại làm việc, hãy vắt trữ sữa tại nơi làm việc để ngực không bị ứ sữa, tắc tia sữa.
Đa phần mẹ sẽ gửi bé đi nhà trẻ, hoặc gửi cho ông bà hay người giúp việc trông nom chăm sóc, không có nhiều thời gian bên con. Mẹ sẽ rất lo sợ về lượng sữa dường như đang giảm đi. Mẹ chắc hẳn sẽ rất “xót con” vì con khóc nhiều do thiếu hơi mẹ, phải xa mẹ. Vì vậy, khi trở về nhà, mẹ nên ôm bé và cho bé bú trực tiếp sẽ giúp duy trì lượng sữa, Mẹ cũng lưu ý rằng, bú đêm là rất quan trọng. Theo khuyến cáo của tổ chức WHO, mẹ hãy cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, và tiếp tục cho ăn dặm kết hợp với bú sữa cho đến khi bé 2 tuổi.
Như vậy, để bé có thể phát triển toàn diện và khỏe mạnh, trong thời kì ăn dặm, mẹ nên duy trì nguồn sữa để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé.
>>> Xem thêm: 8 nguyên tắc ăn dặm và cách duy trì sữa mẹ cho bé đến tuổi ăn dặm

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!