Liên tục phát hiện bệnh nhân nhiễm bệnh Whitmore: Vi khuẩn này gây bệnh thế nào? Những ai có nguy cơ cao mắc bệnh?

Cần biết - 11/24/2024

Những ngày qua, hàng loạt các bệnh viện (BV) lớn tại khu vực phía Bắc liên tục phát hiện bệnh nhân nhiễm căn bệnh Whitmore như BV Bạch Mai (Hà Nội), BV Đa khoa trung ương Thái Nguyên, BV Đa khoa Hà Tĩnh...

Bản chất gây bệnh của 'vi khuẩn ăn thịt người'

Gần nhất, BV Sản Nhi Nghệ An đã thông báo về 3 trường hợp bệnh nhi mắc căn bệnh Whitmore (Melioidosis) đến điều trị tại nơi đây với triệu chứng áp xe viêm tuyến nước bọt mang tai. Gia đình tưởng là bệnh quai bị, tự điều trị tại nhà nên đến khi nhập viện bệnh đã nặng.

Sau 50 ngày điều trị, 1/3 trường hợp trên đã xuất viện. Tuy nhiên theo thông tin mới nhất, BV đang tiếp tục điều trị cho một trường hợp thứ tư. Bệnh nhi này hiện nằm ở khoa Cấp cứu Nhi. Cả 3 trường hợp còn nằm viện điều được các y bác sĩ theo dõi chặt chẽ.

Liên tục phát hiện bệnh nhân nhiễm bệnh Whitmore: Vi khuẩn này gây bệnh thế nào? Những ai có nguy cơ cao mắc bệnh?

2 trong số 4 trường hợp trẻ bệnh Whitmore điều trị tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An. (Ảnh: BVCC)

Theo các chuyên gia, Whitmore là một bệnh lây nhiễm gây ra bởi vi khuẩn Gram âm Burkholderia pseudomallei gây bệnh cảnh nhiễm trùng máu.

Một số bệnh nhân mắc bệnh Whitmore vừa qua đã bị biến chứng ăn mòn cánh mũi, loét ngón chân nên được gọi nôm na là vi khuẩn 'ăn thịt người'. Điều này có phần chưa đúng bản chất bệnh.

Các bác sĩ cũng cho biết, y khoa không có khái niệm 'vi khuẩn ăn thịt người' chính thống. Bản chất của cách gọi này là để chỉ những vi khuẩn hay tác nhân có khả năng gây hoại tử, ăn mòn nhanh như khuẩn liên cầu, tụ cầu.

Liên tục phát hiện bệnh nhân nhiễm bệnh Whitmore: Vi khuẩn này gây bệnh thế nào? Những ai có nguy cơ cao mắc bệnh?

Ảnh minh họa.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, BV Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho biết thêm, bệnh Whitmore không mới mà đã xuất hiện từ lâu tại Việt Nam.

Khái niệm 'vi khuẩn ăn thịt người' trong y khoa đã từng bàn nhưng không phải là Burkholderia pseudomallei (gây bệnh Whitmore) mà vi khuẩn có tên là Aeromonas hydrophila. Lý do là vì vi khuẩn này có tiết ra 2 độc tố gây thối rữa thịt.

Với Whitmore, vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể qua da từ vết trầy xước là chủ yếu. Vi khuẩn từ vết xước đi vào máu gây nhiễm trùng máu hay áp xe hoại tử nhiều cơ quan, trong đó có da. Vì vùng da bị bệnh gây loét hoại tử nên thường bị gọi nôm na là 'ăn thịt người'.

Bệnh không có triệu chứng rõ ràng và dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh khác, nhưng có thể gây tử vong nhanh chóng. Tỷ lệ tử vong của bệnh Whitmore có thể lên đến 50%-60% và thời điểm thuận lợi để vi khuẩn phát triển là vào mùa mưa.

Các bác sĩ tại BV Bạch Mai cho hay, bệnh Whitmore không thường xuất hiện. Cụ thể, bệnh được ghi nhận từ những năm 1950 nhưng số lượng rất ít, 5-10 năm chỉ có khoảng 20 ca và dường như đã bị lãng quên.

Chính vì thế, việc xuất hiện hàng loạt ca bệnh gần đây khiến các bác sĩ lo ngại về sự gia tăng của bệnh.

'Bệnh gặp ở người lớn nhiều hơn trẻ em nhưng không lây từ người sang người và không dễ bị bệnh nếu sinh hoạt và vệ sinh sạch sẽ' - bác sĩ Khanh cho biết và khuyên người dân không nên quá hoảng loạn.

Những người có nguy cơ cao mắc bệnh whitmore

Bác sĩ Trương Hoàng Hưng, hiện công tác tại một Bệnh viện chuyên khoa Nhi ở Hoa Kỳ thông tin thêm, vi khuẩn Burkholderia pseudomallei chỉ hiện diện ở đảo Puerto Rico.

Bệnh Whihtmore gặp ở các vùng Đông Nam Á và Bắc Úc, trong đó vùng dịch là Thái Lan, Malaysia, Singapore và Bắc Úc. Bệnh có thể gặp ở người và động vật như dê, cừu, ngựa, trâu bò, chó mèo.

Không phải cứ tiếp xúc là sẽ mắc bệnh, có khoảng 10-15% người phát hiện có kháng thể với vi trùng này mà không hề có bệnh.

Những người có các bệnh nền như đái tháo đường, nghiện rượu, bệnh gan, bệnh thận mãn, bệnh phổi mãn tính, bệnh tan máu bẩm sinh, ung thư hay suy giảm miễn dịch dễ mắc bệnh này.

Liên tục phát hiện bệnh nhân nhiễm bệnh Whitmore: Vi khuẩn này gây bệnh thế nào? Những ai có nguy cơ cao mắc bệnh?

Vi khuẩn gây bệnh Whitmore.

Thời gian ủ bệnh từ 1-21 ngày, tuy nhiên có trường hợp mầm bệnh có thể tồn tại nhiều năm sau mới phát bệnh, nên mới có biệt danh bom hẹn giờ.

Các thể bệnh của Whitmore gồm có:

- Nhiễm trùng ở phổi:Đây mới là thể bệnh phổ biến nhất (trên 50%). Triệu chứng bao gồm sốt, ho, đau ngực, nhức đầu, mệt mỏi, ho ra máu.

- Nhiễm trùng cục bộ ở da và mô mềm nơi tiếp xúc:Viêm loét da (lý do được gọi là vi khuẩn ăn thịt người), áp xe da, lách, tuyến tiền liệt, nhiễm trùng tiêu hoá, nhiễm trùng xương khớp. nhiễm trùng não.

- Nhiễm trùng huyết: Là thể nặng nhất và dễ gây tử vong nhất.

So với bắc Úc, Thái Lan là vùng dịch đáng sợ. Mỗi năm ở Thái Lan có khoảng 7.572 trường hợp mắc bệnh và khoảng 2.838 ca tử vong (37%).

Theo Bộ Y tế nước này, tình trạng phổ biến của bệnh và tỷ lệ tử vong cao là do các yếu tố: Nhận thức của người dân còn kém,chẩn đoán sai lầm, khả năng của phòng xét nghiệm chưa tốt.

Phòng tránh căn bệnh 'bom nổ chậm'

Bác sĩ đưa ra lời khuyên cho người dân để phòng tránh căn bệnh Whitmore như sau:

- Tránh bơi trong nước ngọt hay tiếp xúc trực tiếp với bùn đất ở vùng dịch, nhất là vào mùa mưa.

- Nên mang ủng và găng tay cao su.

Liên tục phát hiện bệnh nhân nhiễm bệnh Whitmore: Vi khuẩn này gây bệnh thế nào? Những ai có nguy cơ cao mắc bệnh?

Luôn uống nước đun sôi, nước đóng chai có nguồn gốc rõ ràng.

- Tránh tiếp xúc với nước, bùn đất nếu có trầy xước da. Nếu bị trầy xước, lập tức rửa sạch với xà phòng và bôi thuốc sát khuẩn.

- Luôn uống nước đun sôi, nước đóng chai.

- Nếu có triệu chứng nghi ngờ, lập tức đi khám bệnh.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!