Lưu ý chăm sóc bàn chân người bệnh tiểu đường (P1)

Cần biết - 04/27/2024

Với người có bệnh lý đái tháo đường nên tự kiểm tra bàn chân mỗi ngày, đó là cách tốt nhất để bảo vệ bàn chân.

Đôi khi bàn chân sẽ chẳng có dấu hiệu nào như: đau, loét, đốm đỏ hay sưng. Nhưng hãy kiểm tra chân của bạn như một thói quen hàng ngày.

1. Kiểm soát lượng đường huyết và các bệnh lý kèm theo

Chọn lựa lối sống lành mạnh, khoa học là cách giúp lượng đường, huyết áp và lượng cholesterol trong máu luôn ở mức bình thường. Đó là cách hữu hiệu để ngăn ngừa và trì hoãn bệnh lý bàn chân đái tháo đường (đái tháo đường) cũng như bệnh lý liên quan tới tim, mắt, thận do đái tháo đường gây ra.

Cần có kế hoạch theo dõi đường huyết định kỳ và kiểm tra các thông số huyết áp, cholesterol trong máu. Sử dụng thuốc theo qui định của bác sĩ. Ăn uống hợp lý. Hoạt động thể chất hàng ngày. Ngưng hút thuốc lá.

2. Kiểm tra bàn chân mỗi ngày

Với người có bệnh lý đái tháo đường nên tự kiểm tra bàn chân mỗi ngày, đó là cách tốt nhất để bảo vệ bàn chân. Đôi khi bàn chân sẽ chẳng có dấu hiệu nào như: đau, loét, đốm đỏ hay sưng. Nhưng hãy kiểm tra chân của bạn như một thói quen hàng ngày. Hãy dùng một tấm gương nhỏ soi khắp bàn chân từ lòng tới những kẻ chân, nơi khó quan sát, để có thể thấy được những bất thường dù là nhỏ nhất.

Lưu ý chăm sóc bàn chân người bệnh tiểu đường (P1)

Với người có bệnh lý đái tháo đường nên tự kiểm tra bàn chân mỗi ngày. (Ảnh minh họa: Internet)

3. Rửa chân mỗi ngày

Rửa chân mỗi ngày bằng nước ấm. Không nên ngâm chân trong nước quá lâu, tránh làm khô da. Luôn thử nhiệt độ của nước để tránh quá nóng. Luôn làm khô các kẽ chân sau khi rửa, có thể sử dụng các loại phấn, bột talc để giữ da khô ở các kẽ ngón chân.

4. Luôn giữ da chân mềm mại

Nếu da chân của bạn thường hay bị khô và vảy sừng, có thể dùng kem làm mềm da hay vaselin để làm mềm da, nhất là vùng gót và những vùng tì đè khi đi lại. Tránh không được thoa kem làm mềm vào các kẽ chân, vì đó là điều kiện để gây nên các vết nhiễm trùng nếu có trầy xước.

5. Giữ gót chân không bị chai, vảy sừng

Nếu gót chân của bạn bị chai hoặc nhiều vảy sừng, nên hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về việc chăm sóc. Có thể làm bớt vảy sừng ở gót chân bằng cách chà vào đá bọt hay dụng cụ chuyên dụng để loại bỏ tế bào da chết.

Tránh chà nhiều, mạnh gây tổn thương da. Tuyệt đối không tự ý cắt da vùng gót chân và vảy sừng hay sử dụng dao để bào vùng da dày.

>> Xem thêm:

Lưu ý chăm sóc bàn chân người bệnh tiểu đường (P2)

Hỏi đáp về bệnh tiểu đường

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!