Mắc bệnh thoái hóa khớp nên tập cái gì?

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Khi bị thoái hoá khớp, người bệnh sẽ phải sống chung với cảm giác đau đớn, khó chịu. Chính vì vậy, bên cạnh việc sử dụng thuốc gì, ăn uống ra sao thì vấn đề thoái hoá khớp nên tập cái gì cũng được đông đảo bệnh nhân quan tâm.

Khi bị thoái hoá khớp, người bệnh sẽ phải sống chung với cảm giác đau đớn, khó chịu. Chính vì vậy, bên cạnh việc sử dụng thuốc gì, ăn uống ra sao thì vấn đề thoái hoá khớp nên tập cái gì cũng được đông đảo bệnh nhân quan tâm.

Mắc bệnh thoái hóa khớp nên tập cái gì?

Bệnh thoái hóa khớp là gì?

Trước khi trả lời câu hỏi “Thoái hoá khớp nên tập cái gì”, chúng ta cần tìm hiểu những kiến thức cơ bản nhất về căn bệnh này. Theo các chuyên gia y tế, thoái hoá khớp là tình trạng lớp sụn bề mặt khớp bị mòn hoặc lớp xương dưới sụn bị tổn thương. Đây là dạng bệnh lý phổ biến ở người già song trong những năm gần đây, bệnh đang có xu hướng trẻ hoá.

Khi mắc bệnh thoái hoá khớp, bệnh nhân thường xuyên cảm thấy đau đớn, khó chịu do khớp sưng. Với những trường hợp nặng, việc co duỗi các khớp ở cổ, gối, tay, chân,... sẽ vô cùng khó khăn, người bệnh cảm thấy rất đau mỗi khi đi đứng, cử động tay, duỗi gập lưng, xoay cổ,... và phải dùng các dụng cụ hỗ trợ như nạng, khung khiến những sinh hoạt bình thường bị cản trở.

Mắc bệnh thoái hóa khớp nên tập cái gì?

Để điều trị thoái hoá khớp, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc hàng ngày hoặc bổ sung những loại thuốc trực tiếp vào khớp để giảm ma sát cho khớp mỗi khi vận động cũng như giúp tái tạo lại lớp sụn bề mặt khớp vốn bị tổn thương. Khi bệnh diễn tiến nặng hơn, bệnh nhân thoái hoá khớp sẽ buộc phải thực hiện phẫu thuật cắt lọc mô viêm để lấy bỏ sạn khớp. Nặng hơn nữa, người bệnh có khả năng sẽ phải thay khớp nhân tạo để có thể đảm bảo chức năng.

Thoái hóa khớp nên tập cái gì?

Bên cạnh phương pháp điều trị trực tiếp như đã nói ở trên, người bệnh thoái hoá khớp còn được các bác sĩ khuyến cáo cần duy trì một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh và rèn luyện những bài tập phù hợp để hỗ trợ quá trình điều trị. Trong đó, việc tập luyện không chỉ giúp cơ thể khoẻ mạnh mà còn đảm bảo duy trì chức năng khớp tốt hơn.

Tuy nhiên, do đặc thù của bệnh nên người bệnh cần được bác sĩ tư vấn trước khi chọn bài tập để phù hợp với tình hình sức khoẻ của bản thân, không tập luyện sai cách hoặc quá sức để tránh bệnh diễn tiến xấu hơn. Vậy, người bệnh thoái hoá khớp nên tập cái gì?

Theo các chuyên gia y tế, tuỳ vào loại khớp bị thoái hoá và tình trạng sức khoẻ cụ thể mà bệnh nhân sẽ được hướng dẫn bài tập phù hợp nhưng nhìn chung, bài tập dành cho người bị thoái hoá khớp thường là các môn thể thao nhẹ nhàng như bơi lội, yoga, đi xe đạp, tập dưỡng sinh,... Dưới đây là một số bài tập đặc biệt phù hợp với bệnh nhân thoái hoá khớp, giúp giảm đau, rèn luyện khớp dẻo dai, phòng ngừa cứng khớp, phục hồi khả năng vận động nhanh chóng cũng như tốt cho cả hệ hô hấp và hệ tuần hoàn.

Đi bộ

Đi bộ hoặc đi bộ dưới nước nhẹ nhàng là một trong các biện pháp tập luyện được chuyên gia y tế khuyên bệnh nhân thoái hoá khớp nên áp dụng thường xuyên, nhất là những trường hợp thoái hoá khớp gối. Cách đi bộ với bệnh nhân thoái hoá khớp như sau: Trước khi bắt đầu bài tập, cần làm nóng khớp bằng cách gập duỗi gối nhẹ nhàng và tập căng cơ cẳng chân khoảng 5 phút rồi mới bắt đầu đi. Mỗi lần không nên đi quá 30 phút, nếu thấy đau phải lập tức ngưng tập ngay, không được tập cố. Sau khi đi bộ xong, không nên nghỉ ngơi ngay mà cần vận động nhẹ nhàng, đi đi lại lại khoảng 5 phút. Việc đi bộ nhẹ nhàng mỗi ngày sẽ giúp giảm thiểu đáng kể những cơn đau khớp, phòng ngừa cứng khớp đồng thời tăng tiết nhờn để khớp hoạt động dễ dàng hơn.

Mắc bệnh thoái hóa khớp nên tập cái gì?

Yoga

Bài 1: Nằm ngửa trên mặt đất, gập 1 bên đầu gối trong khi chân kia giữ vững trên sàn. Giữ chân kia thẳng và từ từ nâng lên đến mức cao nhất có thể. Lặp lại động tác này từ 10 – 15 lần cho mỗi bên chân.

Bài 2: Ngồi ở mép giường, hai chân thòng xuống. Để 1 chân chạm sàn trong khi chân kia nhấc lên khỏi sàn sao cho tạo thành góc vuông với sàn. Giữ nguyên tư thế này trong 3 giây rồi hạ chân xuống gần mặt đất. Lặp lại động tác này 10 lần rồi đổi chân.

Bài 3: Nằm ngửa, hai đầu gối co lên và đặt bàn chân lên trên sàn nhà. Để một chiếc gối ở giữa hai đầu gối rồi ép chặt hai đầu gối lại với nhau. Giữ nguyên tư thế này trong 5 giây rồi thả lỏng cơ thể. Tập mỗi bên 10 lần.

Tập dưỡng sinh

Khi được hỏi “Thoái hoá khớp nên tập cái gì”, các bác sĩ cũng khuyên bệnh nhân nên chọn những bài tập dưỡng sinh có động tác uyển chuyển, nhẹ nhàng để duy trì cử động của khớp, vừa giảm sưng đau, cứng khớp vừa tăng sức mạnh của cơ, bảo vệ khớp khỏi bị viêm. Các bài tập dưỡng sinh như thái cực quyền sẽ gúp khớp dẻo dai, linh hoạt hơn hẳn, đặc biệt là khớp khuỷu tay, khớp gối, khớp cổ tay, khớp cổ chân,... và từ đó, hỗ trợ quá trình chữa trị thoái hoá khớp hiệu quả.

Mắc bệnh thoái hóa khớp nên tập cái gì?

Đạp xe

Đây được xem là một trong các bài tập “vàng” với bệnh nhân thoái hoá khớp bởi nó vừa rèn luyện hệ cơ, vừa giảm gánh nặng cho khớp và tăng cường độ dẻo dai, linh hoạt của khớp. Trong quá trình tập, lưu ý điều chỉnh vị trí ngồi trên yên xe sao cho thoải mái nhất, giữ lưng thẳng và hai chân đều nhau. Nên chọn loại xe đạp có chiều cao vừa phải, tránh tình trạng với chân không tới vì rất dễ gặp rủi ro.

Bơi lội

Nếu không biếtthoái hoá khớp nên tập cái gì, bệnh nhân cũng có thể chọn cách bơi lội. Tất cả các tư thế bơi lội đều tốt cho bệnh thoái hoá khớp. Người bệnh có thể chọn những động tác nhẹ nhàng như khua chân, đá nước, đứng nước, đi bộ dưới nước,... nếu không đủ sức bơi lội.

Mắc bệnh thoái hóa khớp nên tập cái gì?

Hướng dẫn cụ thể cho bài tập khua chân dưới nước: Trước tiên, đứng chụm hai chân vào nhau rồi đưa dang ngang hai tay cho song song với đáy bể. Bám một tay vào thành bể để giữ thăng bằng. Sau đó co đầu gối bên trái lại đồng thời cố chạm gót chân trái vào mông rồi hạ chân xuống. Thực hiện tương tự với chân phải. Lặp lại động tác này khoảng 20 lần cho cả 2 bên chân.

Để các bài tập trên mang lại hiệu quả, bệnh nhân thoái hoá khớp cần tuân thủ theo đúng quy trình do bác sĩ chuyên khoa và kỹ thuật viên hướng dẫn; kết hợp với một chế độ dinh dưỡng hợp lý, giảm bớt chất béo, tăng cường chất xơ từ rau củ quả trong khẩu phần ăn, duy trì mức cân nặng ổn định; vận động nhẹ nhàng, tránh làm việc quá sức, tránh các tư thế và động tác gây hại cho khớp.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!