Mẹ bầu có nên ăn lẩu hay không?

Bạn Cần Biết - 11/28/2024

Phụ nữ đang mang thai có nên ăn lẩu hay không là câu hỏi của rất nhiều người. Các chuyên gia cho biết, mẹ bầu có thể ăn lẩu, tuy nhiên nên hạn chế tối đa và cần chú ý tới một số điều trong khi ăn đề phòng một số nguy cơ gây hại cho sức khỏe mẹ và bé.

Phụ nữ đang mang thai có nên ăn lẩu hay không là câu hỏi của rất nhiều người. Các chuyên gia cho biết, mẹ bầu có thể ăn lẩu, tuy nhiên nên hạn chế tối đa và cần chú ý tới một số điều trong khi ăn đề phòng một số nguy cơ gây hại cho sức khỏe mẹ và bé.

Đối với rất nhiều người, ăn lẩu cùng gia đình, bạn bè là một thú vui không thể bỏ qua, đặc biệt là trong mùa đông hoặc những hôm trời mưa. Tuy nhiên, không phải đối tượng nào cũng thích hợp để ăn lẩu. Nhất là đối với phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai, việc ăn lẩu có thể sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ lẫn thai nhi. Những thức ăn trong khi ăn lẩu nếu nhúng chưa kĩ có thể dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh về ký sinh trùng như sán lá. Đối với bà bầu thì hệ thống tiêu hóa đang bị kích tố sinh dục làm ảnh hưởng, nhu động ruột sẽ bị giảm ít hoặc yếu đi. Vì vậy, việc ăn lẩu sẽ gây nên nguy cơ làm tổn thương dạ dày và đường ruột. Phụ nữ mang thai cần hạn chế tối đa việc ăn lẩu và cần chú ý tới một số điều sau đây:

Thịt

Thịt trong khi ăn lẩu thường được nhiều người trần tái vì lí do không có quá nhiều thời gian chờ đợi cho thịt chín hẳn. Tuy nhiên, đối với bà bầu, nếu ăn thịt không được nấu chín kỹ sẽ gây nên nguy cơ nhiều loại vi khuẩn và virus nguy hiểm còn lại trên thịt tái xâm nhập vào cơ thể.

Vì vậy, khi ăn thịt, mẹ bầu cần chú ý tuyệt đối không nên ăn thịt tái mà hãy để thịt chín một cách hoàn toàn để đảm bảo an toàn. Hãy chắc chắn rằng thịt đã được chín kĩ để những loại vi khuẩn và kí sinh trùng có hại được loại bỏ

Mẹ bầu có nên ăn lẩu hay không?

Luôn chuẩn bị hai đôi đũa khác nhau trong khi ăn

Hầu như tất cả mọi người ai cũng đều nhận thức được rằng thực phẩm sống phải được để tách biệt với thức ăn đã được nấu chín. Tuy nhiên, vì nhiều lí do khác nhau, hoặc đôi khi là quên, quen tay mà mọi người thường dùng đũa gắp đồ sống vào nồi lẩu rồi dùng chính đôi đũa đó để ăn thức ăn chín. Kể cả việc để đũa trong nồi lẩu nóng một thời gian cũng không thể đảm bảo chắc chắn vi khuẩn có hại sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn. Bởi vậy, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ lẫn bé, mẹ bầu nên chắc chắn việc luôn luôn có hai đôi đũa khác nhau khi ăn, một để gắp thực phẩm sống, và một để dùng ăn thức ăn đã chín.

Hạn chế ăn đồ cay và không nên ăn quá cay

Bỏ thêm ớt và sa tế vào nồi lẩu để tăng thêm vị cay là sở thích của đa số mọi người. Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý rằng không nên ăn quá cay. Bởi lẽ ăn cay trong thời gian mang thai không chỉ làm tăng thêm sự trầm trọng cho tình trạng ốm nghén, nôn ói mà bên cạnh đó, việc ăn cay còn có thể gây nguy hại cho hệ thần kinh của thai nhi. Lí do là bởi trong đồ cay có chứ nhiều chất gây tê, có nguy cơ làm tê liệt thần kinh của bé, khiến chúng không thể phát triển một cách bình thường và hậu quả còn có thể nghiêm trọng hơn là gây dị tật ở hệ thần kinh.

Giữ khoảng cách an toàn với bếp

Hiện nay, rất nhiều gia đình, nhà hàng sử dụng bếp ga mini, bếp cảm ứng để ăn lẩu vì tính tiện dụng và sạch sẽ của nó, một số nơi thậm chí còn sử dụng cả bếp cồn. Tuy nhiên những loại bếp này đều ẩn chứa rất nhiều nguy cơ dẫn đến việc cháy nổ và kém an toàn. Bởi vậy, mẹ bầu cần lưu ý giữ một khoảng cách an toàn với bếp, không nên ngồi quá gần mà nên nhờ bạn bè hoặc người thân lấy thức ăn.

Mẹ bầu có nên ăn lẩu hay không?

Ăn nhiều rau củ quả

Mẹ bầu trong khi ăn không nên quá tập trung vào việc ăn thịt mà hãy ăn kèm thêm thật nhiều rau củ quả, nấm...để bổ sung thêm những vitamin cần thiết, bù đắp những dinh dưỡng bị thiếu hụt khi ăn lẩu.

Uống nhiều nước

Việc uống thật nhiều nước có tác dụng giải nhiệt rất tốt, đồng thời giúp cơ thể và thận được thoải mái hơn sau khi trải qua một bữa lẩu có độ mặn khá cao. Mẹ bầu nên uống nước đun sôi để nguội hoặc nước ép trái cây và tuyệt đối tránh rượu bia hoặc đồ uống có ga.

Kiểm soát thời gian ăn

Việc ăn lẩu cùng với bạn bè, người thân thường sẽ khiến thời gian ăn bị kéo dài khiến mẹ bầu không kiểm soát được lượng thức ăn. Điều này sẽ khiến dạ dày không được nghỉ ngơi, gây nên một số bệnh cho dạ dày và sẽ ảnh hưởng không tốt cho thai nhi.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!