7 mẹo thần kỳ giúp bạn chữa bệnh ngủ ngáy ngay tức khắc

Sống Khỏe - 11/24/2024

Ngáy là một tình trạng phổ biến có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai và hiện tượng này phổ biến hơn ở nam giới và những người thừa cân. Tình trạng ngáy có xu hướng xấu đi theo tuổi tác. Việc tìm cách chữa bệnh ngủ ngáy đang dần càng cần thiết.

Ngáy là một tình trạng phổ biến có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai và hiện tượng này phổ biến hơn ở nam giới và những người thừa cân. Tình trạng ngáy có xu hướng xấu đi theo tuổi tác. Việc tìm cách chữa bệnh ngủ ngáy đang dần càng cần thiết.

Ngáy khi ngủ thường không phải là bệnh nghiêm trọng mà chỉ gây phiền toái cho những người xung quanh, đặc biệt là vợ/chồng bạn. Tuy nhiên nếu bạn có thói quen ngủ ngáy, bạn không chỉ quấy rầy giấc ngủ của những người gần gũi với bạn mà còn làm giảm chất lượng giấc ngủ của chính bạn nữa. Dưới đây là một số bí quyết giúp cho người ngủ ngáy thường xuyên (và những người thân yêu của họ) chữa bệnh ngủ ngáy và có được một giấc ngủ ngon.

Thay đổi tư thế ngủ

Với hầu hết mọi người, thay đổi cách ngủ và tư thế ngủ có thể giảm, thậm chí chấm dứt việc ngáy ngủ. Ngáy thường xuất hiện với những người nằm ngửa khi ngủ, khi lưỡi bị đẩy tụt xuống, đáy lưỡi nâng lên và che mất đường hô hấp, gây ra một âm thanh rung động trong khi ngủ. Bởi vậy hãy thử nằm nghiêng hoặc bạn có thể thử ngủ cao đầu, kê gối cao để giúp bạn dễ thở hơn. Thay đổi tư thế ngủ có thể giúp bạn chữa bệnh ngủ ngáy đấy.

Giảm cân

Việc giảm cân có hiệu quả giảm ngủ ngáy ở một số người, tuy nhiên điều này không có nghĩa là người gầy không bị ngáy ngủ. Mỡ sẽ làm thay đổi cấu trúc trong cổ họng và miệng, thu hẹp và cản trở không khí đi qua khiến những người tăng cân có nguy cơ mắc bệnh ngáy cao hơn. Nếu sau khi tăng cân mà bạn ngủ ngáy thì hãy cố gắng giảm cân nhé.

Tránh uống rượu bia trước khi ngủ

Uống rượu trước khi đi ngủ 4 – 5 tiếng sẽ làm cho chứng ngáy tệ hơn vì loại đồ uống này kích thích các mô trong cổ họng hoạt động mạnh, tạo nên tiếng động (ngáy).

Có người lúc bình thường ngủ không ngáy nhưng khi uống rượu sẽ ngáy. Vậy nên bạn thỉnh thoảng ngủ ngáy, hãy tránh uống rượu trước khi đi ngủ, bởi rượu làm giãn đường hô hấp trong khi ngủ, góp phần làm bạn ngáy.

Không có thói quen ngủ và nghỉ ngơi khoa học

Thói quen ngủ kém có thể gây hiệu ứng tương tự như uống rượu. Làm việc quá sức trong nhiều giờ mà không ngủ đủ giấc sẽ khiến bạn chìm sâu vào giấc ngủ. Lúc này các cơ bắp trở nên mềm hơn và khiến bạn ngáy ngủ.

Giữ mũi thông thoáng

Dị ứng và cảm lạnh có thể làm tắc nghẽn đường hô hấp và gây khó thở. Hãy cố giảm các yếu tố gây dị ứng như bụi, lông động vật… nhiều nhất có thể. Nếu bị ngáy do cảm lạnh hay do dị ứng thời tiết, bạn hãy thử ngậm bạc hà trước khi đi ngủ. Thêm một giọt tinh dầu bạc hà vào nước, súc miệng vài phút sẽ giúp chữa bệnh ngủ ngáy.

Bạn cũng nên tắm nước nóng trước khi đi ngủ để hít thở tốt hơn. Ngoài ra, hãy giữ một chai nước muối trong phòng tắm. Rửa mũi với nước muối cũng giúp mũi thông thoáng hơn rất nhiều.

Thay đổi gối nằm

Chất gây dị ứng trong giường ngủ và gối có thể khiến bạn ngáy ngủ đấy. Đã bao lâu rồi bạn không lau bụi trên chiếc quạt trần và thay bao gối rồi?

Mạt bụi tích tụ trên gối có thể gây dị ứng và dẫn tới ngáy ngủ. Để thú cưng ngủ trên giường cũng có thể khiến bạn hít phải lớp vảy da động vật và ngủ ngáy. Nếu ban ngày bạn cảm thấy bình thường nhưng vào buổi tối lại bị nghẹt mũi thì những lông và da của chúng có thể là nguyên nhân khiến bạn ngáy ngủ đấy.

Vì vậy, bạn hãy giặt sạch gối thường xuyên và thay thế chúng sau mỗi sáu tháng để giữ mạt bụi và chất gây dị ứng mở mức tối thiểu. Bạn cũng đừng nên để động vật ngủ ở trên giường nhé.

Uống nước trước khi đi ngủ

Hãy uống nhiều nước để cung cấp nước đầy đủ cho cơ thể. Điều này sẽ ngăn chặn tình trạng ngủ ngáy do tắc nghẽn vì ít chất nhầy trong mũi. Phụ nữ khỏe mạnh nên uống tổng cộng khoảng 2.5 lít nước (từ tất cả đồ uống và thực phẩm) một ngày còn đàn ông cần khoảng 3.5 lít nước.

Nếu bạn đã thử những cách trên mà vẫn chưa thấy tình trạng ngáy ngủ thuyên giảm thì có thế đến gặp bác sĩ để được khám chữa bệnh hoặc tư vấn sử dụng thiết bị chống ngáy phù hợp với bạn nhé!

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Ngủ ngáy là bệnh gì và tác động như thế nào đến sức khỏe?
  • Chữa ngủ ngáy bằng Đông y: Bạn đã thử chưa?
  • Tiểu đường ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn thế nào?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!