Mẹ phải làm gì khi trẻ sơ sinh bị cảm cúm?

Chăm Sóc Bé - 04/30/2024

Cảm cúm là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh, gây nhiều biến chứng không tốt với thể trạng còn yếu của các bé. Dưới đây là những kiến thức mà Lily & WeCare tin rằng sẽ có ích trong việc chăm sóc thiên thần nhỏ của bạn.

Cảm cúm là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh, gây nhiều biến chứng không tốt với thể trạng còn yếu của các bé. Dưới đây là những kiến thức mà Lily & WeCaretin rằng sẽ có ích trong việc chăm sóc thiên thần nhỏ của bạn.

Mẹ phải làm gì khi trẻ sơ sinh bị cảm cúm?

1. Cảm cúm ở trẻ sơ sinh là thế nào?

Cảm cúmthông thường là triệu chứng nhiễm virus của đường hô hấp trên mũi và cổ họng của trẻ sơ sinh khiến bé bị nghẹt mũi và chảy nước, có nguy cơ biến chứng như viêm thanh khí phế quản hoặc viêm phổi.

Bệnh cảm cúm xảy ra quanh năm, nhưng tần suất mắc bệnh cao nhất là trong khoảng thời gian từ đầu thu đến cuối xuân. Do hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh còn yếu ớt nên rất hay mắc bệnh, đặc biệt là vào mùa lạnh. Trẻ thường bị cảm cúm 6 đến 7 lần 1 năm, khoảng 10 – 15% trẻ bị cảm cúm nhiều hơn 12 lần 1 năm.

Mẹ phải làm gì khi trẻ sơ sinh bị cảm cúm?

2. Các triệu chứng, biểu hiện của bệnh cảm cúm ở trẻ sơ sinh

- Mũi tắc nghẽn, chảy nước mũi

- Chảy nước mũi lúc đầu ở dạng lỏng, sau đó thường trở nên đặc hơn, chuyển sang màu vàng hoặc xanh lá cây

- Sốt nhẹ (khoảng 37,8 độ C)

- Ho, hắt hơi

- Bỏ bú, biếng ăn

- Hay giãy giụa, ngủ không yên giấc

- Tiêu chảy

3. Những điều cần làm cho trẻ sơ sinh tại nhà khi bị cảm cúm

Nghỉ nhiều hơn

Mẹ phải làm gì khi trẻ sơ sinh bị cảm cúm?

Nghỉ ngơi nhiều giúp trẻ chống lại khả năng bị nhiễm trùng, viêm nhiễm. Mẹ chỉ cần chuẩn bị một nơi thật thoải mái cho trẻ, có thể mua cho bé một món đồ chơi mới, miễn là trẻ có thể vừa chơi vừa nghỉ ngơi tại giường. Phòng ngủ của trẻ phải yên tĩnh, thoáng mát để trẻ ngủ sâu giấc hơn, sẽ có nhiều sức lực hơn để chiến đấu với bệnh cúm.

Làm ẩm không khí xung quanh trẻ

Triệu chứng cảm cúm đầu tiên của trẻ thường là sổ mũi, dịch nhầy trong mũi làm trẻ nghẹt mũi và khó thở. Không khí ẩm sẽ nới lỏng các chất nhầy, giúp trẻ hít thở dễ dàng hơn. Mẹ có thể dùng máy phun sương tạo độ ẩm ẩm ở phòng ngủ của trẻ hoặc dùng vòi hoa sen phun nước nóng một lúc để phòng đầy hơi ẩm, cho trẻ tắm nước ấm (có thể thêm vài giọt tinh dầu bạc hà vào) để trẻ thư giãn, giúp thông mũi hiệu quả.

Dùng bộ xịt rửa mũi cho trẻ

Trẻ sơ sinh còn quá nhỏ nên không thể tự hỉ mũi. Mẹ cần sắm nước muối sinh lý để rửa mũi và hút mũi để giúp trẻ hít thở dễ dàng hơn. Nên thực hiện trước khi cho trẻ bú khoảng 15 phút để trẻ dễ bú hơn.

Đặt trẻ nằm ngửa, lót khăn dưới đầu trẻ và nhỏ 2-3 giọt nước muối sinh lý vào hai bên mũi trẻ để làm lỏng dịch nhầy, giữ đầu bé khoảng 30 giây rồi dùng dụng cụ hút mũi để hút bớt các dịch nhầy. Không nên hút mũi cho trẻ quá nhiều, nếu thực hiện trong 4 ngày liên tiếp thì mũi của trẻ sẽ bị khô và gây kích ứng niêm mạc mũi, bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

Dầu nóng dành cho trẻ

Những loại dầu dành cho trẻ sơ sinh như khuynh diệp, tinh dầu bạc hà có sẵn tại hiệu thuốc tuy không trị cảm nhưng lại làm dịu những sự khó chịu của bệnh.

Buổi tối trước khi ngủ, dùng dầu nóng xoa vào ngực, cổ, lưng trẻ, mát-xa nhẹ nhàng để trẻ dễ chịu. Không để dầu tiếp xúc với miệng, mũi, quanh mắt. Như vậy trẻ sẽ được ngủ sâu vào ban đêm và không bị khó chịu bởi dịch nhầy ở mũi nhờ cảm giác mát lạnh của dầu. Các sản phẩm từ thiên nhiên này vừa an toàn lại phù hợp với trẻ 3 tháng tuổi trở lên.

Bổ sung nhiều nước và sữa


Mẹ phải làm gì khi trẻ sơ sinh bị cảm cúm?

Với trẻ trên 6 tháng tuổi, nên uống nhiều nước lọc, nước cốt gà, nước súp xương, trà hoa cúc ấm, nước ép hoa quả tươi (không thêm đường) nhằm ngăn ngừa tình trạng mất nước, giúp loãng dịch tiết, giúp trẻ hít thở dễ dàng hơn.

Trẻ dưới 6 tháng nên bú nhiều sữa mẹ và sữa công thức hơn ngày thường, sữa mẹ sẽ giúp trẻ tăng cường khả năng miễn dịch để đẩy lùi bệnh cúm.

Cho trẻ ngủ với gối cao

Mẹ có thể dùng gối nâng đầu trẻ khi ngủ sẽ giúp lỗ mũi của trẻ bớt nghẹt và dễ chịu hơn.

Dùng mật ong trị cảm cúm ở trẻ

Mật ong được khuyến cáo là không an toàn cho trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi, vì vậy mẹ chỉ nên áp dụng với trẻ lớn hơn. Khi dùng, mẹ nên hâm nóng lại mật ong bằng cách hấp cách thủy hoặc dùng lò vi sóng. Cho trẻ uống không quá 1 muỗng cà phê mật ong ấm trước khi đi ngủ (có thể thêm chanh để bổ sung thêm vitamin C cho trẻ).

4. Trẻ sơ sinh bị cúm cần tránh điều gì?

- Nếu di chuyển trẻ bằng ô tô , nên sử dụng ghế dành cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, không nên để trẻ ngủ giấc quá dài trên ghế ô tô hoặc xe đẩy, xe rung bởi trẻ dễ dàng bị lật khi có tác động bên ngài, hoặc có thể bị ngạt thở vì không gian hạn hẹp.

- Không sử dụng gối hoặc thiết bị định vị giấc ngủ vì sẽ làm trẻ không ngủ sâu, dẫn tới hiện tượng ngáy ở trẻ.

- Tránh gió lùa, không cho trẻ ra ngoài trời vào buổi tối, thay quần áo ngay nếu trẻ đổ mồ hôi ẩm ướt.

- Không tự ý xông lá cho trẻ.

- Tuyệt đối không sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ bừa bãi khi chưa có ý kiến từ bác sĩ.

5. Khi nào cần phải đưa trẻ đến bác sĩ?

Nếu bé dưới 3 tháng tuổi, nên đưa đi bác sĩ ngay khi thấy có dấu hiệu của bệnh. Đặc biệt, khi bé có bất kỳ thay đổi nhỏ về nhiệt độ cơ thể đi kèm những cơn ho:

- Tã không ướt nhiều như bình thường.

- Có nhiệt độ cao hơn 38,9 độ C trong 1 ngày.

- Có nhiệt độ cao hơn 38,3 độ C trong 3 ngày.

- Dường như trẻ bị đau tai.

- Mắt màu đỏ hoặc màu vàng, chảy nước, phát triển rỉ mắt.

- Có ho hơn một tuần, hít thở nhanh (60 lần/phút), hơi thờ khò khè hoặc thở hổn hển.

- Nước mũi đặc, xanh lá cây trong 2 tuần.

- Bé có hành động kéo hoặc chà xát tai, khóc trong khi bú , khóc bất thường khi ngủ.

Nắm rõ những kiến thức này, các mẹ sẽ biết cách phải làm gì khi trẻ sơ sinh bị cảm cúm. Hy vọng những thông tin mà Lily & WeCarevừa cung cấp sẽ giúp ích được nhiều cho các mẹ.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!