Mối nguy từ phỏng do hóa chất

Sơ cứu & Phòng ngừa - 03/29/2024

Vết phỏng do hóa chất là các vết phỏng ngoài da và thường bị gây ra do kiềm, axit và những chất phá hoại tế bào khác khi chúng tiếp xúc với da. Hầu hết các trường hợp này là phỏng ở cấp độ một và có thể khiến da bong tróc như bị cháy …

Vết phỏng do hóa chất là các vết phỏng ngoài da và thường bị gây ra do kiềm, axit và những chất phá hoại tế bào khác khi chúng tiếp xúc với da. Hầu hết các trường hợp này là phỏng ở cấp độ một và có thể khiến da bong tróc như bị cháy nắng trong tuần đầu tiên. Những hóa chất sử dụng lâu dài trên tóc có thể gây ra các kích ứng nhẹ. Một vài phương pháp chăm sóc tóc tại gia có thể gây kích ứng nhẹ và phỏng da đầu. Vài chất khác lại có thể gây ra vết phỏng nặng hơn.

Dấu hiệu và triệu chứng của phỏng hóa chất là gì?

Khi bị phỏng do hóa chất, bạn sẽ gặp những triệu chứng sau:

  • Đau bụng dưới;
  • Thở khó nhọc;
  • Da và môi đỏ lựng;
  • Co giật;
  • Hoa mắt;
  • Nhức đầu;
  • Phát ban, ngứa, sưng, buồn nôn, ói mửa hoặc yếu người đi do các phản ứng dị ứng;
  • Ngứa ngáy khó chịu;
  • Cảm giác đau ở chỗ da tiếp xúc với hóa chất;
  • Phát ban, mụn nước, bong trên da;
  • Bất tỉnh.

Bạn phải làm gì khi bị phỏng hóa chất?

Cởi phần quần áo bị nhiễm hóa chất và xả nước lên vết bỏng trong vòng 20 phút bằng vòi hoa sen hoặc ngâm bồn. Không được chà xát lên da khi xả nước. Không bôi bất cứ thuốc mỡ nào lên vì khi rửa có thể gây đau đớn cho bé. Ngoài ra cũng đừng bôi bơ lên vết thương vì nó có thể khiến cho vết thương bị nhiễm trùng. Nếu vùng bị phỏng quá lớn thì hãy đắp nhẹ lên nó một mảnh vải sạch thấm ướt.

Hãy đến cơ sở y tế gần nhất nếu:

Đi gặp bác sĩ trong mọi trường hợp, ngay sau khi bạn đã sơ cứu xong. Bác sĩ sẽ kiểm tra xem bạn có bị bất kì vết rộp, bỏng trên mặt hay vết bỏng quá rộng hay không.

Làm thế nào để tránh phỏng hóa chất?

Để ngừa phỏng hóa chất, bạn nên:

  • Để mọi hóa chất ra xa tầm với của trẻ em, tốt nhất là khóa chúng lại trong tủ.
  • Tránh để lẫn lộn hóa chất với nhau, ví dụ như để amoniac gần chất tẩy vì có thể gây ra khí độc.
  • Tránh tiếp xúc với hóa chất trong thời gian dài (dù cho liều lượng rất nhỏ).
  • Không dùng chất hóa học độc hại trong khu bếp và gần thức ăn.
  • Chứa các hóa chất độc hại trong các thùng chứa an toàn và mua càng ít càng tốt.
  • Nhiều sản phẩm gia dụng có chứa chất độc hại nên khi mua hãy đọc thật kĩ thành phần và lưu ý khi sử dụng.
  • Không bao giờ để các sản phẩm gia dụng trong hộp đựng thức ăn nước uống, hãy chứa chúng trong hộp nguyên thủy với đầy đủ bao bì nhãn mác.
  • Cất hóa chất kĩ lưỡng sau khi dùng.
  • Chỉ dùng sơn, các sản phẩm từ dầu hỏa, sản phẩm chứa amoniac, chất tẩy… có mùi trong những không gian thoáng rộng.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!