Mứt dừa rất ngon nhưng những người này phải tránh xa

Bạn Cần Biết - 04/29/2024

Mứt dừa từ lâu đã luôn là món ăn hấp dẫn bên bàn trà ngày Tết. Làm mứt dừa ngày Tết cho gia đình cũng là thú vui của nhiều bà nội trợ. Tuy nhiên có một số người được khuyến cáo là không nên ăn mứt dừa vì có thể gây hại cho sức khỏe. Ngay bây giờ, hãy đọc bài viết dưới đây của Lily & WeCare để biết bạn có nằm trong số những người không nên ăn mứt ngày Tết không nhé!

Mứt dừa từ lâu đã luôn là món ăn hấp dẫn bên bàn trà ngày Tết. Làm mứt dừa ngày Tết cho gia đình cũng là thú vui của nhiều bà nội trợ. Tuy nhiên có một số người được khuyến cáo là không nên ăn mứt dừa vì có thể gây hại cho sức khỏe. Ngay bây giờ, hãy đọc bài viết dưới đây của Lily & WeCare để biết bạn có nằm trong số những người không nên ăn mứt ngày Tết không nhé!

Mứt dừa rất ngon nhưng những người này phải tránh xa

1. Những tác dụng của mứt dừa cho sức khỏe

  • Mứt dừa có công dụng trong việc chữa đau vùng thượng vị. Dầu dừa trong mứt là chất béo dễ tiêu hóa giúp phòng ngừa xơ vữa động mạch.
  • Chữa táo bón: Trong những ngày Tết, chúng ta thường có xu hướng ăn nhiều chất đạm, làm tăng khả năng bị táo bón. Cũng là vị thuốc chống táo bón trong dân gian, nhưng vị ngọt bùi và thanh mát từ mứt dừa dễ ăn hơn và mang lại hiệu quả nhanh hơn.
  • Chữa trị viêm loét dạ dày: Với vị ngọt bùi, bổ béo, tính bình, dừa có chứa nhiều enzym, ăn có lợi cho tiêu hóa, và có tác dụng vô cùng hiệu quả trong việc chữa trị viêm loét dạ dày, ruột, tuy nhiên cũng như các loại mứt khác, cần hạn chế với người có nguy cơ bị bệnh tim mạch huyết áp cao, người béo phì.
  • Mứt dừa bột nghệ là bài thuốc chữa bách bệnh: Bột nghệ vàng đã được y học phương Đông và phương Tây minh chứng là có nhiều lợi ích cho sức khỏe như chống oxy hóa, chống viêm, kháng virus, kháng khuẩn, kháng nấm và các hoạt tính chống ung thư. Bột nghệ cũng có tác dụng đáng kể trong các phương thuốc chống lại bệnh tiểu đường, dị ứng, viêm khớp, Alzheimer và nhiều bệnh mạn tính các. Công dụng tuyệt vời này được nghiên cứu xuất phát từ công dụng chống viêm mạnh mẽ của chất curcumin. Hoạt chất này tạo ra màu vàng của nghệ, nó tan trong dầu và hấp thu kém trong hệ tiêu hóa. Do đó, khi kết hợp với dừa làm mứt, tinh dầu trong dừa giúp hòa tan curcumin và tăng hiệu quả hấp thu vào cơ thể.

Mứt dừa rất ngon nhưng những người này phải tránh xa

2. Những người không nên ăn mứt dừa

Nhìn chung mứt dừa có chứa nhiều thành phần tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, do đặc tính cách chế biến trải qua nhiều giai đoạn ngâm, sên đường, cô đặc... và thành phần nhiều đường khiến thành phần dinh dưỡng của dừa cũng mất đi ít nhiều. Bên cạnh đó, đường trong mứt dừa không phải lúc nào cũng tốt đối với sức khỏe.

Theo thông tin trang Phụ nữ và Gia đình, BS Lê Thị Hải, nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng – Viện Dinh dưỡng Quốc Gia cho biết, mứt dừa ngoài ngọt còn chứa rất nhiều chất béo. Do đó, những người mắc các bệnh sau tuyệt đối không nên ăn mứt dừa.

  • Người thừa cân, béo phì và đang giảm cân: Mứt dừa thường quá ngọt nên sẽ làm tăng lượng đường trong cơ thể. Vì thế, mứt không thích hợp cho những người bệnh tiểu đường, lượng đường trong máu cao, béo phì hay những người muốn ăn kiêng. Không những thế, nó còn gây tác dụng ngược, khiến bệnh trở nên trầm trọng, khó chữa hơn.
  • Người mắc bệnh tiểu đường: Mứt dừa là thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng như đường bột, protein. Tuy nhiên, mứt dừa thường ngọt, cho nên không thích hợp với những người tiểu đường, người có đường máu cao.
  • Người mỡ máu, cao huyết áp, tim mạch: Những người có tiền sử về bệnh cao huyết áp, mỡ máu, tim mạch cũng nên tránh xa món mứt dừa.
  • Người già, trẻ nhỏ: Bởi trong mứt dừa chứa nhiều đường nên cung cấp đủ thành phần dưỡng chất nhất là các vitamin, khoáng chất cho cơ thể so với lúc dừa còn tươi, vì vậy không tốt khi dùng cho người già, trẻ em để thay thế các thực phẩm khác.
  • Phụ nữ mang thai: Phụ nữ có thai có thể ăn mứt dừa nhưng chỉ nên dùng để nhâm nhi trong lúc trò chuyện tiếp khách, không nên ăn quá đà vì nếu ăn nhiều mứt phụ nữ mang thai sẽ tăng cân nhanh nhưng không có dưỡng chất cần cho thai nhi tăng trưởng. Hơn nữa, ăn mứt dừa nhiều khiến mẹ bầu ăn mất ngon trong bữa chính (là bữa ăn có đủ dưỡng chất) hoặc bỏ đi một vài bữa phụ nên càng không tốt cho thai nhi.
  • Người bị tiêu chảy: Những người bị tiêu chảy không nên ăn mứt dừabởi trong mứt dừa chứa nhiều chất béo và đường nên không thích hợp.
  • Người bị đầy bụng, tiêu hóa kém: Nếu ăn mứt, cũng như mứt dừa quá nhiều thì dễ sinh đầy bụng, rất khó tiêu nên sẽ mất cảm giác đói. Do đó, mọi người nên hạn chế ăn vào trong 2 bữa ăn chính.

Mứt dừa rất ngon nhưng những người này phải tránh xa

3. Ăn mứt tết nào tốt cho sức khỏe?

Nếu như không ăn đượcmứt dừa, thì bạn có thể tham khảo các loại mứt khác như mứt gừng, mứt quất... vừa có tác dụng trợ tiêu hóa, lại thông cổ. Gừng kết hợp với đường giúp làm ấm người, kích thích tiêu hóa. Quất chín làm thành mứt cũng có tác dụng chữa ho, làm nước giải khát, giúp tiêu hóa tốt hơn.

Ngoài tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, gừng còn có tác dụng giải độc, chống nôn mửa, trướng bụng, đau bụng do ăn uống không điều độ. Các loại mứt bí, mứt quất, cũng có thêm tác dụng giải độc do rượu, thuốc lá gây ra.

Mứt cà rốt và mứt hồng là hai loại mứt có tác dụng trị các chứng liên quan đến dinh dưỡng. Mứt cà rốt còn chữa được kiết lị mãn tính. Mứt hồng chữa suy nhược cơ thể, suy dinh dưỡng và ho mãn tính.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!