Hiện nay nhiễm nấm Chlamydia là căn bệnh xảy ra khá phổ biến, bệnh lý này có thể xuất hiện ở cả nam và nữ. Nếu như không kịp thời phát hiện và điều trị, bệnh sẽ gây ra những hệ quả khôn lường.
Chính vì thế, mà bản thân mỗi người cần có kiến thức về Chlamydia, đặc biệt là con đường lây truyền của bệnh. Để từ đó có thể chủ động phòng tránh bệnh một cách tốt nhất.
Đối tượng dễ mắc bệnh Chlamydia
Chlamydia là một bệnh rất phổ biến hiện nay, theo thống kê trên thế giới thì có khoảng 131 triệu người mắc phải căn bệnh này mỗi năm. Tỷ lệ người nhiễm nấm Chlamydia nhiều hơn gấp 3 lần so với bệnhh lậu và gấp đến 50 lần so với giang mai. (Theo Hello bacsi)
Đây là bệnh lý sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cả nam giới và nữ giới, đối tượng dễ bị nhiễm nấm Chlamydia nhất là ở độ tuổi dưới 24.
Những người có quan hệ tình dục không chung thủy, quan hệ nhiều người, không sử dụng các biện pháp an toàn... đều có khả năng mắc bệnh rất cao. Nhất là với những ai đã từng mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, thì sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm Chlamydia dễ dàng.
Con đường lây nhiễm nấm Chlamydia
Chlamydia được xem là căn bệnh xã hội nguy hiểm nhất hiện nay, do các vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Bộ 3 Chlamydia - Giang mai - Lậu là nhóm bệnh đe dọa trực tiếp đến đời sống của mỗi người khi mắc phải.
Nấm Chlamydia chủ yếu lây nhiễm qua con đường quan hệ tình dục không an toàn.
Nếu một người có lối sống và quan hệ tình dục buông thả sẽ rất dễ dàng mắc bệnh. Việc quan hệ tình dục qua đường miệng, hậu môn, âm đạo, quan hệ với nhiều người mà không dùng bao cao su bảo vệ sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Vì lúc này, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khẩn Chlamydia lây nhiễm và khu trú vào bên trong cơ thể.
Ngoài ra, vi khuẩn Chlamydia còn có thể lây qua các vết thương hở. Đây là con đường lây nhiễm ít xảy ra, nhưng bạn cũng cần phải thận trọng. Nếu cơ thể có bất kỳ vết thương hở nào, hay thậm chí là xây xước nhẹ cũng làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Bởi điều này, giúp cho các vi khuẩn Chlamydia sẽ có cơ hội xâm nhập vào cơ thể.
Bên cạnh đó, đây cũng là căn bệnh có thể lây truyền từ mẹ sang con mà nữ giới cần hết sức lưu ý. Nếu trong thời gian mang thai, người mẹ bị nhiễm phải vi khuẩn nấm Chlamydia nhưng không phát hiện và điều trị kịp thời. Thì đứa trẻ sau khi sinh sẽ có khả năng bị lây nhiễm là rất lớn.
Đồng thời, nếu bạn vô tình tiếp xúc với các vật dụng của người bị nấm Chlamydia như khăn, bàn chải đánh răng, dao cạo... thì đều có thể bị lây truyền.
Nhiễm Chlamydia có biểu hiện như thế nào?
Có ít nhất 50% trường hợp không có biểu hiện gì đặc biệt, dễ bỏ qua. Thời gian ủ bệnh khoảng 5 - 15 ngày.
- Ở nữ giới: Ít nhất là 60% các cô gái trẻ và phụ nữ nhiễm bệnh đã không lưu ý đến bất cứ một triệu chứng nào. Các bạn nên để ý đến những điều sau :
- Buốt khi đi tiểu, hoặc liên tục muốn đi tiểu.
- Âm đạo tiết dịch bất thường, ngứa hay rát.
- Đau bụng hoặc đau khi quan hệ tình dục.
- Đau nhiều khi có kinh.
- Ở nam giới: Có khoảng 10% đàn ông nhiễm không có triệu chứng hoặc triệu chứng không rõ ràng. Nên để ý những điều sau:
- Dương vật tiết dịch hơi trắng hay vàng.
- Bỏng rát khi tiểu.
- Rát và ngứa quanh bao quy đầu.
- Đau ở hậu môn hay tinh hòan hoặc lúc xuất tinh.
Biến chứng nguy hiểm sau khi nhiễm nấm Chlamydia
Ở nam giới, biến chứng chủ yếu là viêm tinh hoàn và viêm mào tinh hoàn, do đó có thể gây vô sinh.
Ở nữ giới, biến chứng thường gặp là viêm tiểu khung (bao gồm viêm vòi trứng, buồng trứng, viêm phúc mạc chậu hông), viêm nội mạc tử cung, những biến chứng này chẳng những có thể gây vô sinh mà còn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng (đặc biệt là viêm phúc mạc tiểu khung).
Phòng tránh bệnh Chlamydia
Như đã nói, nấm Chlamydia là căn bệnh chủ yếu lây nhiễm qua quan hệ tình dục. Chính vì thế, bản thân mỗi người cần chủ động quan hệ tình dục an toàn. Nên sống chung thủy 1 vợ 1 chồng, cần sử dụng bao cao su khi quan hệ để bảo vệ và phòng tránh lây bệnh.
Khi cơ thể có vết thương hở nên tiến hành sát trùng, băng bó vết thương kỹ càng. Nếu tình trạng nghiêm trọng, nên đến cơ sở y tế để được xử lý đúng cách. Tránh để vết thương tiếp xúc trực tiếp với cơ thể người khác.
Ngay cả bản thân người mắc bệnh hay chưa mắc bệnh, cũng nên lưu ý không tùy tiện sử dụng các vật dụng cá nhân hàng ngày của người khác. Vì như thế sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập, gây bệnh.
Đối với cả nam và nữ, nên thực hiện thăm khám sức khỏe thường xuyên để kịp thời phát hiện và chữa trị. Tránh để bệnh tình ngày càng nặng, gây ra những biến chứng khác.
Cần thường xuyên hoạt động, tập luyện thể dục thể thao. Chú ý đến việc tăng cường sức đề kháng, có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý... để có sức đề kháng, bảo vệ tốt sức khỏe, chống lại bệnh tật nói chung.
Khi cơ thể có những biểu hiện như đau bộ phận sinh dục, có dấu hiệu lạ như dịch tiết ra từ âm đạo hoặc dương vật thì bạn cần nhanh chóng tìm đến cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn thăm khám, làm những xét nghiệm cần thiết. Để từ đó có hướng điều trị, khắc phục bệnh hiệu quả.
Huyền Mai
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!