Bánh trung thu thường rất ngọt và béo ngậy, vì thế bạn nên ăn kèm món bánh truyền thống này với thực phẩm nào để giữ gìn sức khỏe tốt nhất?
Trong đêm trung thu, ngoài việc rước đèn thì bánh trung thu là thứ không thể thiếu trong đêm phá cỗ. Tuy nhiên, bánh trung thu thường có rất nhiều đường và chất béo, trừ một vài loại dành cho người ăn kiêng, đường và chất béo tạo nên hương vị đặc trưng và còn là một biện pháp để bảo quản. Thành phần dinh dưỡng của một chiếc bánh dẻo nhân thập cẩm khoảng 170 gam có thể cung cấp đến 566 Kcal, 16,3 g đạm, 6,6 g lipid, 110,2 g glucid; hay một chiếc bánh dẻo nhân 1 trứng và đậu xanh trọng lượng khoảng 176g cung cấp đến 648 Kcal. Vì vậy, để thưởng thức bánh trung thu sao cho có lợi nhất cho sức khỏe thì bạn nên ăn kèm chúng cùng những thực phẩm dưới đây.
Dùng kèm với nước trà xanh
Ăn một miếng bánh trung thu, nhấm nháp một ngụm trà xanh và ngắm trăng rằm tháng 8 có lẽ là một hình ảnh quá đỗi quen thuộc với người Việt chúng ta. Vì bánh trung thu khi được kết hợp cùng trà xanh cũng như “đối tác vàng” trong ẩm thực. Ăn bánh trung thu uống trà xanh sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giúp loại bỏ chất béo tích tụ trong cơ thể. Trong trà xanh chứa nhiều EGCG - một chất giúp kích thích hệ thần kinh và tăng cường quá trình đốt chất béo trong cơ thể.
Dùng kèm với trái cây
Trong mâm cỗ tết trung thu thì có lẽ bưởi là một loại trái cây không thể thiếu. Tuy nhiên, ngoài bưởi, chúng ta có thể dùng bánh trung thu sau đó ăn một vài múi quýt hoặc cam cũng rất tốt. Vị chua trong các loại quả có múi này sẽ giúp bạn giảm cảm giác ngấy và đặc biệt giúp kích thích hệ tiêu hóa, giảm lượng mỡ tích tụ.
Dùng kèm với trà thảo dược
Ngoài những loại trà xanh đơn thuần thì bạn cũng có thể thưởng thức bánh trung thu cùng một cốc trà thảo dược thơm ngon. Một số loại trà thảo dược bạn có thể dùng như trà bạc hà, trà chanh, trà sen, trà hoa cúc... sẽ đem lại cảm giác ngon miệng hơn khi thưởng thức. Ngoài ra, các loại trà thảo dược không chỉ giúp bạn đỡ ngán khi ăn bánh mà các chất chống oxy hóa có trong trà còn có tác dụng giảm thiểu sự tích tụ các chất béo khác trong cơ thể. Chính vì vậy, bạn sẽ không phải quá lo lắng đến chuyện tăng cân nếu ăn nhiều bánh trung thu kết hợp cùng trà thảo dược.
Dùng kèm với cháo ngũ cốc
Sự kết hợp nghe có vẻ ngược đời này lại có công dụng rất tốt cho sức khỏe đấy bạn! Trong đêm phá cỗ, nếu lỡ ăn quá nhiều bánh trung thu khiến dạ dày bạn khó chịu thì hãy ăn một chút cháo ngũ cốc vào sẽ giúp dạ dày có cảm giác dễ chịu hơn. Trong cháo ngũ cốc có chứa một lượng chất dinh dưỡng toàn diện, cùng một số các loại vitamin, axit béo, canxi, kali, sắt, kẽm, chất xơ... giúp bổ sung chất xơ cho cơ thể và hỗ trợ việc tiêu hóa tốt hơn. Do đó, nếu muốn đánh tan lượng dầu mỡ trong cơ thể sau khi ăn bánh trung trung nhiều, bạn hãy ăn thêm một bát cháo ngũ cốc nóng.
Những thực phẩm có thể giúp bạn phòng ngừa ung thư vùng đầu cổ
Thực phẩm ăn vào bao nhiêu mỡ thừa - mỡ béo cũng "tan chảy" hết
Đông y chữa stress ra sao?
Những loại nước bạn không nên uống nếu không muốn già nhanh!
Top 6 thực phẩm phòng tránh dị ứng cực hữu hiệu
Dùng kèm với rượu vang đỏ
Trong rượu vang đỏ có chứa nhiều axit amin, khoáng chất và vitamin, khi kết hợp cùng bánh trung thu sẽ giúp kích thích vị giác, loại bỏ vị béo ngậy của bánh, đồng thời hai thứ này khi kết hợp cùng nhau sẽ giúp bạn cảm thấy ngon miệng hơn. Rượu vang không những giảm độ ngậy cho bánh mà còn hỗ trợ tiêu hóa rất tốt.
Theo Thethaovanhoa
Xem thêm:
- 1 cái bánh Trung thu = 5 cái đùi gà rán, và sự thật khiến bạn té ngửa
- Những điều liên quan đến sức khỏe trong việc ăn bánh trung thu
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!