Năm 1973, tiến sĩ Sanders T. Frank và nhóm nghiên cứu đã công bố một nghiên cứu trên Tạp chí Y học New England rằng vết lằn chéo ngược 45 độ ở dái tai là dấu hiệu cảnh báo bệnh động mạch vành.
Căn bệnh này là tình trạng mạch máu vành tim bị nghẽn, khiến việc cung cấp máu và oxy cho tim bị thiếu. Và vết lằn này còn được gọi là dấu hiệu Frank.
Bị hấp dẫn bởi mối quan hệ giữa dái tai và bệnh tim mạch, năm 1984, một nhóm bác sĩ ở New York, Mỹ tiếp tục nghiên cứu và khẳng định mối liên kết giữa 2 bộ phận này cũng trên tờ Tạp chí Y học New England.
Biểu hiện bất thường ở dái tai
Theo đó, trong nghiên cứu với 43 đàn ông và 20 phụ nữ, 90% người tham gia đều có vết lằn ở dái tai và đều đã từng bị đau tim.
Nhà vật lý bao Richard F. Wagner của Trường Y Đại học Boston nghi ngờ rằng việc tiếp xúc lâu dài với androgen, vua của kích thích tố nam và cha của testosterone, gây ra các cục máu đông trong động mạch do sản xuất dư thừa của các tế bào máu đỏ.
Tiếp đó, năm 2006, các nhà khoa học đeo đuổi việc nghiên cứu độ nhạy, độ đặc hiệu về giá trị cảnh báo của dấu hiệu Frank trên một nhóm 172 bệnh nhân nghi ngờ có bệnh mạch vành.
Những đối tượng tham gia có trọng lượng khác nhau, có cả người béo và người gầy, ở nhiều lứa tuổi và thói quen hút thuốc lá. Họ được kiểm tra lâm sàng, đo điện tâm đồ nghỉ ngơi, điện tâm đồ gắng sức và chụp động mạch vành chọn lọc.
Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh mạch vành là sự hiện diện của hẹp từ 75 % trở lên ở một trong ba thân mạch vành chính.
Kết quả nghiên cứu thống kê cho thấy có sự liên hệ rất quan trọng giữa dấu hiệu Frank và bệnh mạch vành (p<0.001). Độ nhạy của dấu hiệu của Frank đạt 75%, độ đặc hiệu đạt 57,5% và giá trị tiên đoán dương tính của nó đạt 80,3%.
Theo một nghiên cứu đăng tải năm ngoái trên tạp chí Angiology, người có nếp nhăn rõ thấy ở dái tai tăng 10% nguy cơ bị tắc nghẽn động mạch.
Nhận biết vết lằn ở dái tai
Các nếp gấp tai có thể là dấu hiệu cho biết quá trình tuần hoàn máu kém, kể cả các động mạch trong tim, chứ không đơn thuần là biểu hiện của sự lão hóa.
Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học cũng tính đến yếu tố nguy cơ cấu thành khác như tuổi tác và thói quen hút thuốc lá, tăng cholesterol máu, cao huyết áp, tiểu đường, béo phì...
Dù dấu hiệu Frank chưa thật sự chính xác đến 100% nhưng đây vẫn là dấu hiệu cảnh báo bệnh sớm. Điều này rất có ý nghĩa và hữu ích trong việc tầm soát, chẩn đoán bệnh lý mạch vành, đặc biệt ở người trẻ dưới 60 tuổi.
Vì vậy, phát hiện vết lằn ở dái tai hay dấu hiệu Frank, chúng ta nên chủ động đi khám tầm soát bệnh lý tim mạch.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!