Người bệnh động kinh nên ăn gì, kiêng gì để kiểm soát tốt cơn co giật?Đây là một bài viết được tài trợ. Để biết thêm thông tin về chính sách Quảng cáo và Tài trợ của chúng tôi, vui lòng đọc thêm tại đây.

Sơ cứu & Phòng ngừa - 11/24/2024

Việc hiểu rõ người bệnh động kinh nên ăn gì, kiêng gì là cách tốt nhất giúp bạn có thể kiểm soát các cơn co giật và phòng ngừa tình trạng co giật tái phát hiệu quả.

Thực tế không thể phủ nhận việc thực hiện một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học và cân đối sẽ giúp người bệnh động kinh kiểm soát các cơn co giật hiệu quả. Thế nhưng liệu bạn có thực sự biết người bệnh động kinh nên ăn gì, kiêng gì và dùng các thực phẩm bảo vệ sức khỏe như thế nào để có hiệu quả cao nhất?

Nếu đang có những băn khoăn kể trên, bạn hãy dành ít phút đọc bài viết dưới đây của Hello Bacsi. Bài viết này sẽ mang đến cho bạn những thông tin hữu ích trong việc phòng ngừa cũng như hạn chế tần suất của các cơn co giật cho bệnh nhân bị động kinh. 

Động kinh là bệnh gì?

Động kinh là bệnh rối loạn mạn tính liên quan đến hệ thần kinh với các triệu chứng điển hình như: co giật bắp thịt, sùi bọt mép, mắt trợn ngược, cắn lưỡi, bất tỉnh, mất kiểm soát tiêu tiểu hoặc có cảm giác lạ. Các cơn co giật thường không có nguyên nhân và có tính chất lặp đi lặp lại. Ngoài ra, các triệu chứng co giật ở mỗi bệnh nhân có thể khác nhau.

Rất may mắn là bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ thông qua việc thực hiện một chế độ ăn phù hợp, khoa học.

Người bệnh động kinh nên ăn gì để có thể kiểm soát cơn co giật tốt hơn?

Việc thực hiện một chế độ ăn uống cân bằng đảm bảo đủ dưỡng chất và giữ mức năng lượng ổn định cho não bộ đã được chứng minh có thể giảm tần số cơn co giật, động kinh hiệu quả. Những nhóm thực phẩm mà người bệnh động kinh nên tăng cường thêm vào khẩu phần ăn bao gồm:

  • Chất béo và protein:Được tìm thấy nhiều trong bơ, phô mai, dầu cá, các loại hạt (hạt lanh, hạt hướng dương, hạt óc chó…), thịt nạc, tôm, cua, cá, hải sản… là nguồn cung cấp năng lượng ổn định cho não bộ. Khi năng lượng cung cấp cho não được duy trì ở mức ổn định sẽ giúp giảm những kích thích quá mức, nhờ đó phòng ngừa được tình trạng các cơn co giật tái phát.
  • Chất xơ hòa tan:Có nhiều trong chuối, bơ, táo, cà rốt, đậu Hà Lan, súp lơ, rau mồng tơi, hạnh nhân, gạo lứt, bột yến mạch… Đây là nguồn thực phẩm tốt mà người bệnh động kinh nên thường xuyên sử dụng.
  • Rau xanh, trái cây tươi không chứa tinh bột:Cam, đào, cà chua, cải bó xôi, cải xoăn, bông cải xanh, bắp cải… rất giàu chất chống oxy hóa có khả năng bảo vệ tế bào não, giúp ngăn ngừa cơn co giật.
  • Vitamin và khoáng chất:Việc người bệnh động kinh tiêu thụ một số dưỡng chất như canxi, magie, taurine, GABA, vitamin D, B6, axit folic và omega-3 có trong tôm, cua, cá, hải sản, hạt óc chó, dầu ô liu… được chứng minh có thể giúp giảm đáng kể cơn co giật, động kinh.

Người bệnh động kinh kiêng gì để tránh lên cơn?

Việc tăng cường những thực phẩm có lợi cho sức khỏe là điều tất yếu nhưng người bệnh động kinh cũng cần lưu ý hạn chế một số thực phẩm có thể kích thích não bộ gây tăng tần số, mức độ các cơn co giật. Các thực phẩm cần tránh bao gồm:

Cắt giảm lượng đường trong khẩu phần ăn

Việc tiêu thụ các loại thực phẩm chứa nhiều đường như: bánh kẹo ngọt, nước ngọt có ga, khoai tây chiên, bánh mì trắng… có thể kích hoạt các cơn co giật. Do đó, người bệnh động kinh cần hạn chế tối đa việc sử dụng các thực phẩm chứa đường.

Hạn chế thực phẩm giàu gluten

Gluten là tên gọi chung của các protein, thường được tìm thấy trong lúa mì, lúa mạch, súp đóng hộp… Chúng có khả năng kích thích não bộ khiến cơn co giật động kinh tái diễn nhiều hơn. Ngoài gluten, các thực phẩm kể trên cũng rất giàu glutamate và aspartate. Đây là hai loại axit amin có thể làm tăng hoạt động điện não bộ.

Giảm tối đa các sản phẩm có chứa chất phụ gia, chất bảo quản

Các chất phụ gia, chất bảo quản, chất tạo màu, tạo ngọt… có trong thực phẩm chế biến sẵn có thể gây rối loạn hoạt động điện của não bộ, làm tăng tần suất, mức độ các cơn co giật. Ngoài ra, người bệnh động kinh cũng nên hạn chế sử dụng mì chính (bột ngọt), hạt nêm… khi chế biến các món ăn hằng ngày.

Ngưng uống rượu bia và sử dụng các chất kích thích

Tiêu thụ quá nhiều rượu, bia, cà phê, thuốc lá… có thể khiến hệ thần kinh bị hưng phấn quá mức gây tăng cơn co giật. Nguyên nhân là chúng chứa nhiều chất kích thích có tác động trực tiếp đến hệ thần kinh. Ngoài ra, những đồ uống này còn có thể tương tác với thuốc chống co giật, gây tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ của thuốc.

Người bệnh động kinh nên ăn gì, kiêng gì để kiểm soát tốt cơn co giật?Đây là một bài viết được tài trợ. Để biết thêm thông tin về chính sách Quảng cáo và Tài trợ của chúng tôi, vui lòng đọc thêm tại đây.Người bệnh động kinh cần tránh sử dụng rượu bia và các thức uống có tính chất kích thích

Tránh sử dụng các chế phẩm từ sữa

Sữa và các chế phẩm từ sữa, mặc dù là thực phẩm thiết yếu với nhiều người, trong đó có trẻ em nhưng lại là nhóm thực phẩm mà người bệnh động kinh nên tránh. Lý do là trong một số loại sữa, đặc biệt là sữa bò chưa qua tiệt trùng, có chứa hormone và glutamine có thể làm tăng tần suất cơn co giật ở một số bệnh nhân bị động kinh.

Các chế độ ăn đặc biệt giúp phòng ngừa cơn động kinh tái phát

Chế độ ăn kiêng Ketogenic

Ketogenic là chế độ ăn giàu chất béo, đủ protein nhưng lượng carbohydrate lại được cắt giảm tới mức tối thiểu, chỉ chiếm khoảng 5% tổng lượng thức ăn. Trong y học, chế độ ăn này được áp dụng để điều trị chứng động kinh kháng thuốc, nhất là ở trẻ em.

Việc áp dụng chế độ ăn ketogenic giúp cơ thể người bệnh thay vì chuyển hóa glucose lại đốt cháy chất béo để tạo ra nguồn năng lượng ổn định cho não bộ. Điều này có thể làm giảm đến 1/3 số cơn cơn co giật, động kinh ở người bệnh.

Tuy nhiên, việc thực hiện chế độ ăn ketogenic có thể dẫn đến sự mất cân bằng dinh dưỡng trong khẩu phần ăn nên người bệnh có thể gặp một số vấn đề về sức khỏe như: buồn nôn, mệt mỏi, chán ăn, táo bón, mất nước, sỏi thận…

Người bệnh động kinh nên ăn gì, kiêng gì để kiểm soát tốt cơn co giật?Đây là một bài viết được tài trợ. Để biết thêm thông tin về chính sách Quảng cáo và Tài trợ của chúng tôi, vui lòng đọc thêm tại đây.Việc áp dụng chế độ ăn ketogenic có thể giúp người bệnh động kinh giảm 1/3 số cơn co giật

Chế độ ăn Atkins

Chế độ ăn kiêng Atkins hay còn gọi là chế độ ăn low-carb, cũng tương tự như ketogenic, cần hạn chế lượng carbohydrate trong khẩu phần ăn. Chế độ ăn low-carb dễ áp dụng hơn do không quá hạn chế về lượng calo và chất lỏng. Các bệnh nhân động kinh áp dụng chế độ ăn này có thể giảm các cơn co giật lên tới 50%, thậm chí có những người đã cắt được cơn.

Thực tế chế độ ăn kiêng Atkins đã cải thiện được một số hạn chế của chế độ ăn kiêng ketogenic, nhưng khi thực hiện chế độ ăn Atkins, người bệnh cũng có thể phải đối mặt với một số vấn đề sức khỏe không mong muốn như: tăng cholesterol, sỏi thận, chán ăn, khó chịu, thừa cân, tăng nồng độ ceton máu…

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe – Hỗ trợ kiểm soát cơn co giật, động kinh

Không chỉ thực hiện một chế độ ăn uống khoa học, người bệnh động kinh nên kết hợp sử dụng các thảo dược có tác dụng trấn kinh, an thần, ổn định hoạt động điện não, giúp giảm tần suất, mức độ cơn co giật. Điều này có thể giúp rút ngắn thời gian điều trị và góp phần hạn chế tác dụng phụ của thuốc Tây.

Theo kết quả nghiên cứu lâm sàng được công bố trên Tạp chí thần kinh học Việt Nam, người bệnh động kinh sử dụng kết hợp thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Egaruta (*) với thuốc điều trị không chỉ giúp giảm tần suất và thời gian diễn ra cơn co giật, giảm mệt mỏi, đau đầu sau cơn mà còn hỗ trợ tốt trong việc phòng ngừa co giật do nhiều nguyên nhân như: sốt cao co giật, chấn thương sọ não, đột quỵ…

Người bệnh động kinh nên ăn gì, kiêng gì để kiểm soát tốt cơn co giật?Đây là một bài viết được tài trợ. Để biết thêm thông tin về chính sách Quảng cáo và Tài trợ của chúng tôi, vui lòng đọc thêm tại đây.Thực phẩm bảo vệ sức khỏe cốm Egaruta hỗ trợ kiểm soát cơn co giật, động kinh hiệu quả

Tính đến thời điểm hiện nay, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Egaruta dạng cốm là sản phẩm thảo dược duy nhất hỗ trợ điều trị co giật, động kinh đã được nghiên cứu kiểm chứng lâm sàng tại một bệnh viện lớn ở Hà Nội.

Hãy lắng nghe chia sẻ, đánh giá của GS.TS. BS. Nguyễn Văn Chương, nguyên chủ nhiệm bộ môn Nội Thần kinh, Bệnh viện 103, Học viện Quân y, để hiểu rõ hơn về những lợi ích của chế phẩm thảo dược Egaruta.

Nhận định của GS.TS.BS Nguyễn Văn Chương về lợi ích của cốm Egaruta với người bệnh co giật, động kinh

Tuy không phải là thuốc, không thay thế thuốc điều trị nhưng chế phẩm thảo dược cốm Egaruta lại là giải pháp hỗ trợ cho rất nhiều người bệnh động kinh, từ trẻ nhỏ cho đến người lớn trong việc nhanh chóng kiểm soát bệnh. Đây cũng chính là lựa chọn đã giúp con chị Hương ở TP. Huế sớm cải thiện sức khỏe. Trong niềm vui, chị chia sẻ : “Được tư vấn nên tôi kết hợp cả thuốc Tây và cốm Egaruta cho con. Vậy mà chỉ sau 2 tháng, các cơn co giật gần như giảm hẳn, kết quả đo điện não đồ cũng ổn định hơn trước rất nhiều”.Chia sẻ của chị Hương cũng chính là kinh nghiệm hay để những ai còn đang gặp rắc rối với bệnh động kinh có thể tham khảo và lựa chọn cho mình giải pháp phù hợp với bản thân.

Nếu muốn tìm hiểu kinh nghiệm trong việc điều trị bệnh động kinh, cách hạn chế các cơn co giật, bạn hãy đọc bài viết Chia sẻ kinh nghiệm điều trị chứng co giật, động kinh hiệu quả để cập nhật nhiều thông tin hữu ích.

Một số lời khuyên của chuyên gia dành cho người bệnh động kinh

Để kiểm soát cơn co giật, động kinh hiệu quả, việc tạo lập một chế độ ăn uống khoa học là cần thiết nhưng vẫn chưa đủ, người bệnh động kinh cũng nên:

  • Giữ tinh thần luôn vui vẻ, thoải mái, tránh căng thẳng, mệt mỏi quá mức.
  • Ngủ đúng giờ (trước 11 giờ đêm), đủ giấc (7 – 8 tiếng/ngày), hạn chế thức quá khuya.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao với các bài tập nhẹ nhàng, vừa sức như: yoga, ngồi thiền, đi bộ, hít sâu thở chậm…
  • Hạn chế lái xe đường dài, làm việc trên cao hoặc đi bơi một mình.
  • Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông hay chơi các trò chơi như: tennis, bóng đá, bóng bàn, bóng rổ, võ thuật… nhằm hạn chế chấn thương sọ não do các cơn co giật xuất hiện bất ngờ.
  • Chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống với bạn bè, người thân để họ hiểu, thông cảm và có thể hỗ trợ bạn hiệu quả.

Tình trạng sức khỏe cải thiện, cơn co giật được kiểm soát sẽ là niềm hạnh phúc của mỗi người bệnh động kinh và gia đình. Hello Bacsi hy vọng qua bài viết này, độc giả sẽ hiểu hơn về bệnh động kinh, biết được người bệnh nên ăn gì hay kiêng gì hoặc vận động ra sao để có thể giúp kiểm soát cơn co giật hiệu quả.

(*) Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.  Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng cốm Egaruta.

Lan Quan / HELLO BACSI

(Ghi theo tư vấn của dược sĩ Thủy Tiên)

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Bệnh động kinh ở trẻ em có nguy hiểm không?
  • Trẻ mắc bệnh động kinh có thể đi học không?
  • Những điều bạn cần biết về chứng co giật do động kinh

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!