Nhiễm trùng máu ở trẻ do vi khuẩn xâm nhập vào hệ tuần hoàn máu. Nhiều bậc phụ huynh băn khoăn lo lắng không biết nguyên nhân gì khiến trẻ bị nhiễm trùng máu? Nhiễm trùng máu ở trẻ có chữa được không? Cách phòng ngừa bệnh như thế nào? Tất cả sẽ được Lily & WeCare giải đáp dưới bài viết sau đây.
Nhiễm trùng máu ở trẻ là gì?
Nhiễm trùng máu ở trẻ là bệnh do vi khuẩn xâm nhập vào hệ tuần hoàn máu của trẻ, sản sinh ra những độc tố khiến trẻ bị nhiễm độc và có thể dẫn đến những biến chứng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Những trẻ bị nhiễm trùng máu thường là do sự tấn công của các loại vi khuẩn vi khuẩn như: vi khuẩn que ruột già, vi khuẩn que biến hình, vi khuẩn cầu biến hình... Không chỉ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm về hệ tuần hoàn máu mà những chứng bệnh viêm não, viêm màng não của trẻ, nhiễm trùng máu nếu không được điều trị kịp thời có thể gây tử vong cho trẻ.
Nguyên nhân dẫn tới nhiễm trùng máu ở trẻ?
Trẻ không vệ sinh sạch sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công vào cơ thể.
Nhiễm trùng máu trước khi sinh là do mẹ mang thai mắc bệnh như: rubella, toxoplasmosis, nhiễm trùng đường tiết niệu... Những vi khuẩn gây bệnh này sẽ đi qua nhau thai và gây ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn máu của trẻ.
Vỡ ối sớm tạo cơ hội cho vi khuẩn trong hệ sinh dục xâm nhập vào màng ối, làm nhiễm khuẩn nước ối. Nếu thai nhi nuốt phần nước ối bị “ô nhiễm” này, nguy cơ viêm phổi, viêm dạ dày và phát triển thành nhiễm trùng máu sẽ rất cao.
Nhiễm trùng máu ở trẻ sau sinh là do vi khuẩn xâm nhập vào máu thông qua niêm mạc da, đường hô hấp, đường tiêu hóa, đường tiết niệu... Đặc biệt, nguy cơ nhiễm trùng do cuống rốn của bé không được chăm sóc kỹ càng cũng khá cao.
Biểu hiện của nhiễm trùng máu ở trẻ như thế nào?
Biểu hiện của nhiễm trùng máu ở trẻ rất đa dạng và dễ nhầm lẫn với những bệnh khác. Tuy nhiên một số biểu hiện sau đây bé có nguy cơ bị nhiễm trùng máu:
- Sốt cao trên 38 độ hoặc nhiệt độ cơ thể xuống thấp hơn 35 độ
- Không có sức ăn, thậm chí uống sữa
- Phản ứng chậm, khóc yếu
- Buồn ngủ hoặc ngủ li bì
- Có những biểu hiện suy hô hấp như thở nhanh, thở khò khè
- Có biểu hiện rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, nôn ói, trướng bụng...
- Da vàng hoặc có vẻ tím tái, xanh xao.
Cách phòng ngừa nhiễm trùng máu ở trẻ?
Cho trẻ đi tiêm chủng đầy đủ các bệnh đã có vacxin phòng ngừa, tránh bệnh truyền nhiễm dẫn tới biến chứng nặng nề gây ra nhiễm trùng máu. Những trẻ đang bị viêm phổi, tiêu chảy do nhiễm khuẩn đường tiêu hóa phải được đặc biệt theo dõi diễn biến của bệnh, cho trẻ ăn thức ăn mềm, đầy đủ dinh dưỡng.
Trẻ bị nhiễm trùng máu cần phải được điều trị tích cực, nhiều trường hợp phải bị lọc máu.
Chế biến thịt không đúng cách sẽ khiến mang bệnh vào người
Xe tập đi cho bé bằng gỗ - sự lựa chọn thông minh của mẹ
Những dấu hiệu cần cảnh giác ở trẻ bị ho
Chỉ vì tiết kiệm tái sử dụng chai nhựa mà mắc bệnh ung thư
Trẻ 5 tuổi không nên uống nhiều đồ uống có ga
1
Điều trị nhiễm trùng máu ở trẻ như thế nào?
Tùy thuộc vào từng loại vi khuẩn xâm nhập vào máu mà trẻ có những biểu hiện khác nhau. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị khác nhau. Ví dụ như:
- Nếu máu nhiễm liên cầu nhóm B thì triệu chứng xuất hiện sau khi sinh 3-4 giờ, nếu muộn cũng chỉ 1-2 tuần với những biểu hiện của bệnh viêm phổi, viêm màng mão mủ (ngừng thở, huyết áp hạ...)
- Nếu bệnh do tụ cầu (ít gặp hơn) thì thường nặng và có biểu hiện ở xương và da (viêm da nhiễm trùng).
- Tiến hành làm kháng sinh đồ để tìm loại thuốc đặc trị với vi khuẩn gây bệnh. Trường hợp nhiễm trùng máu có kèm theo viêm màng não mủ thì thời gian dùng kháng sinh đặc trị phải kéo dài ít nhất 3 tuần. Ngoài ra, phải điều trị tích cực các triệu chứng đi kèm như tình trạng mất nước, co giật do trẻ nôn nhiều.
- Mẹ nên nâng cao kiến thức chăm sóc thai nhi, khám thai định kỳ, nếu có viêm âm đạo phải được điều trị .
- Dụng cụ đỡ đẻ, bàn tay người hộ sinh phải được vệ sinh sạch sẽ bằng nước chín, đi găng tay vô trùng.
- Chăm sóc trẻ phải rửa tay thật sạch bằng xà phòng diệt khuẩn tránh lây lan bệnh và tái nhiễmcho trẻ.
Khi có những biểu hiện của nhiễm trùng máu ở trẻ, hãy đưa ngay con tới cơ sở y tế để khám và điều trị sớm nhất.
Vừa rồi Lily & WeCare đã chỉ ra những nguyên nhân dẫn tới nhiễm trùng máu ở trẻ. Các bậc phụ huynh cần nâng cao kiến thức của mình để giúp phòng tránh, điều trị nhiễm trùng máu ở con. Khi có bất cứ dấu hiệu nào của bệnh, hãy tới ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị sớm nhất.
Xem thêm:
- Dấu hiệu cho thấy trẻ sơ sinh đã bị nhiễm trùng máu
- Nhiễm trùng đường ruột ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ như thế nào?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!