Nhận biết trẻ bị viêm mũi bằng cách nào?

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Sức đề kháng ở trẻ nhỏ thường yếu nên việc bị nhiễm bệnh rất dễ xảy ra và bệnh viêm mũi cũng không ngoại lệ với trẻ nhỏ. Viêm mũi ở trẻ nhỏ rất dễ nhầm với những bệnh khác, nhưng làm thế nào để có thể nhận biết được bệnh cũng như phòng ngừa bệnh ra sao? Các bà mẹ hãy đọc thông tin qua bài viết dưới đây của Lily & WeCare để có thể phát hiện trẻ khi có dấu hiệu của bệnh kịp thời.

Sức đề kháng ở trẻ nhỏ thường yếu nên việc bị nhiễm bệnh rất dễ xảy ra và bệnh viêm mũi cũng không ngoại lệ với trẻ nhỏ. Viêm mũi ở trẻ nhỏrất dễ nhầm với những bệnh khác, nhưng làm thế nào để có thể nhận biết được bệnh cũng như phòng ngừa bệnh ra sao? Các bà mẹ hãy đọc thông tin qua bài viết dưới đây của Lily & WeCaređể có thể phát hiện trẻ khi có dấu hiệu của bệnh kịp thời.

Nhận biết trẻ bị viêm mũi bằng cách nào?

1. Bệnh viêm mũi ở trẻ nhỏ là bệnh gì?

Bệnh viêm mũi là căn bệnh thường gặp ở trẻ em, nhất là với trẻ sơ sinh từ 6-8 tháng tuổi. Khi không khí từ ngoài theo vào phổi khi trẻ hít thở có thể kèm theo một số tác nhân gây bệnh.

Những tác nhân ngoại lai này sẽ tấn công làm viêm niêm mạc của hốc mũi và vùng họng mũi. Đồng thời trẻ nhỏ do hệ miễn dịch cũng như sức đề kháng còn kém nên nguy cơ bị viêm mũi càng lớn hơn. Do vậy nếu phát hiện được bệnh thì các bạn nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị.

Nhận biết trẻ bị viêm mũi bằng cách nào?

2. Những triệu chứng khi trẻ bị viêm mũi

Viêm mũicấp thường xảy ra đột ngột ở trẻ, có thể do thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh dẫn đến tình trạng này. Thông thường, các cơn viêm họng cấp sẽ khỏi sau 3 – 4 ngày mắc bệnh nhưng tần suất xuất hiện viêm mũi cấp trong năm thường không dưới 4 lần. Một số trẻ còn có hiện tượng bỏ ăn khiến bố mẹ lo lắng, trẻ buổi tối thường khó ngủ và ho liên tục. Bên cạnh đó, các bé còn có những triệu chứng khác kèm theo:

- Khi bị nhiễm bệnh, trẻ thường có một số triệu chứng như sốt, trong người cảm thấy bứt rứt khó chịu, trẻ luôn quấy khóc, chán ăn và bỏ bữa, nếu nặng hơn có kèm theo nôn ói hay tiêu chảy kéo dài từ 2-3 ngày.

- Xuất hiện những triệu chứng như ngạt mũi, mũi chảy nước hay dịch mủ, một số trẻ có thể xuất hiện thêm cả triệu chứng ho.

- Trẻ thường quấy khóc, kém ăn đôi khi còn bị nôn mửa, tiêu chảy kéo dài 2-3 ngày.

Đây là các triệu chứng thường gặp ở trẻ bị bệnh, tuy nhiên, nếu các triệu chứng trên kéo dài trên 7 ngày mà không có phương pháp điều trị hiệu quả thì trẻ rất dễ bị tái viêm, đồng thời xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm phổi, viêm xoang cấp tính...

Các dấu hiệu trên đây sẽ tự động biến mất sau vài ngày gây bệnh. Trẻ sẽ tự động khỏe lại mà ít khi phải nhờ đến bác sĩ. Tuy nhiên, căn bệnh này rất dễ tái phát và gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho hệ hô hấp của trẻ. Đó là viêm mủ tai giữa, viêm xoang cấp, viêm thanh quản cấp, viêm xoang, mất nước do sốt cao.

3. Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị viêm mũi

- Đối với trẻ bị viêm mũi, các mẹ nên nhỏ mũi hàng ngày cho trẻ bằng dung dịch muối, mỗi ngày từ 3-4 làn cho trẻ cho tới khi hết chảy nước mũi.

- Ngoài ra, các bậc cha mẹ cũng cần chú ý nhiều hơn tới chế độ dinh dưỡng của trẻ, bao gồm thịt cá, trứng, đậu, rau củ quả chín ... để giúp trẻ nhanh hồi phục hơn.

- Trong trường hợp trẻ bị sốt trên 38 độ, cần hạ sốt cho trẻ bằng cách lau mát cho trẻ. Dùng thuốc hạ sốt trong trường hợp cần thiết và chú ý theo chỉ định của bác sỹ.

Chú ý: Khi lau mát cho trẻ thì cần dùng khăn bông nhúng nước ấm, vắt kiệt nước và lau khắp người cho trẻ.

- Hãy cho trẻ mặc quần áo mỏng, thoáng mát, giữ không khí trong phòng thoáng nhưng tránh gió lùa. Theo dõi nhiệt độ cho trẻ thường xuyên, nên cho trẻ uống nhiều nước vì sốt rất dễ làm cơ thể trẻ mất nước.

Nhận biết trẻ bị viêm mũi bằng cách nào?

4. Phòng tránh bệnh viêm mũi ở trẻ nhỏ như thế nào?

- Khi thời tiết trở lạnh hay thay đổi thời tiết bất thường, hãy giữ ấm cơ thể của trẻ, đặc biệt là khu vực cổ họng.

- Hãy vệ sinh nhà cửa, nơi ngủ của trẻ cùng môi trường xung quanh luôn sạch sẽ và thường xuyên.

- Hãy nhắc nhở và tránh để trẻ ngoáy mũi vì việc này có thể khiến niêm mạc mũi bị tổn thương gây viêm.

- Phải thường xuyên vệ sinh mũi cho trẻ bằng nước ấm hay nước muối sinh lý để loại bỏ bụi bẩn cũng như chất nhầy trong mũi, đồng thời cũng giúp ngăn ngừa các bệnh liên quan tới hệ hô hấp.

- Trong thời gian trẻ bị viêm mũi, nếu trẻ có những biểu hiện bất thường thì cần mau chóng đưa trẻ tới bệnh viện để được chẩn đoán cùng điều trị sớm.

Vì vậy, các phụ huynh nên lưu ý, nếu có biểu hiện trên kéo dài bệnh thì hãy đưa bé đến bệnh viện để được theo dõi và chữa trị.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!