Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là gì và có nguy hiểm không?

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là bệnh lý thường gặp nhất ở đường tiết niệu. Tỉ lệ mắc bệnh ở phụ nữ cao hơn nam giới rất nhiều. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Vậy nhiễm khuẩn đường tiết niệu là gì, có nguy hiểm không?

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là bệnh lý thường gặp nhất ở đường tiết niệu. Tỉ lệ mắc bệnh ở phụ nữ cao hơn nam giới rất nhiều. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Vậynhiễm khuẩn đường tiết niệulà gì, có nguy hiểm không?

1. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là gì và nguyên nhân gây bệnh

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là bệnh lý viêm nhiễm ở đường tiết niệu do vi khuẩn xâm nhập. Về tính chất, bệnh không quá nguy hiểm, không đe dọa đến tính mạng nhưng cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống bệnh nhân. Người bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu thường phải chịu cảm giác đau rát, khó chịu, ảnh hưởng đến quá trình bài tiết nước tiểu.

Đặc biệt là trong một số trường hợp, khi đường tiết niệu bị nhiễm khuẩn thì các bộ phận khác ở hệ tiết niệu như thận, bàng quang, niệu quản, niệu đạo cũng bị ảnh hưởng.

Các bác sĩ đã nghiên cứu và đưa ra kết luận đến 90% trường hợp nhiễm khuẩn đường tiết niệu là do vi khuẩn E.Coli (Escherichia coli) gây ra. Loại vi khuẩn này xuất hiện tại đại tràng và dần dần tấn công lên niệu đạo từ hậu môn và cơ quan sinh dục. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến phụ nữ có tỉ lệ nhiễm khuẩn đường tiết niệu cao hơn nam giới.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là gì và có nguy hiểm không?

2. Nguyên nhân chính dẫn đến nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới nhiễm khuẩn đường tiết niệu, trong đó chủ yếu là do vi khuẩn xâm nhập vào đường niệu và gây viêm nhiễm tại bộ phận này.

Mầm bệnh chủ yếu xuất hiện ở trong phân vào bộ phận sinh dục ngoài gây viêm tại niệu đạo, bàng quang và lan ngược lên trên rồi tới thận. Đa số các trường hợp bệnh nhân bị viêm niệu đạo có nguyên nhân do vi khuẩn E.coli gây ra. Ngoài ra, còn có 1 số các tác nhân khác như: tạp trùng, chlamydia, lậu... cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới viêm đường tiết niệu.

Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, đặc biệt trước và sau khi quan hệ tình dục hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt, hay thậm chí thói quen nhịn tiểu thường xuyên cũng là những nguyên nhân gây ranhiễm khuẩn đường tiết niệu.

3. Biểu hiện, triệu chứng của nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Người bị nhiễm khuẩn đường tiết niệuthường gặp các triệu chứng khó khăn trong việc bài tiết nước tiểu như: tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu khó, đau, tiểu nhiều lần trong ngày...

Nước tiểu của người bị bệnh thường có biểu hiện bất thường như: tia nước yếu, rò rỉ ít một, nước tiểu đục hoặc lẫn máu.

Một số biểu hiện toàn thân thường gặp ở những người bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu đó là: sốt, ớn lạnh, đau bụng dưới, đau thắt lưng, buồn nôn, nôn...

Triệu chứng ở nam giới bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu đó là sưng, tấy đỏ, ngứa rát quy đầu, miệng sáo. Còn ở nữ giới có thể thấy ngứa vùng kín, tiết dịch mùi hôi, khí hư bất thường, khí hư có màu, mùi lạ hoặc ra nhiều hơn bình thường

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là gì và có nguy hiểm không?

4. Những ảnh hưởng của nhiễm khuẩn đường tiết niệu

  • Ảnh hưởng đến chất lượng của cuộc sống: các biểu hiện và triệu chứng của nhiễm khuẩn đường tiết niệu khiến cho không ít bệnh nhân cảm thấy khó chịu và lo lắng, gây ảnh hưởng về mặt tâm lý cũng như ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.

  • Ảnh hưởng đến sức khỏe của người bị bệnh: tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu nếu như không được phát hiện và điều trị sẽ ngày một nặng hơn, thậm chí viêm loét và để lại mủ. Những tác nhân và vi khuẩn gây bệnh cũng có thể ngược dòng đến thận gây viêm thận...

  • Đặc biệt vi khuẩn gây bệnh còn có thể lan tới buồng trứng, vòi trứng tăng nguy cơ vô sinh ở nữ giới. Ở nam giới, tình trạng viêm niệu đạo, viêm ống dẫn tinh, tuyến tiền liệt, cũng gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tinh trùng và tăng nguy cơ hiếm muộn cho người bệnh.

5. Cách chữa trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Tuỳ theo tình trạng nhiễm khuẩn thấp hay cao (viêm thận - bể thận), mức độ nặng hay nhẹ của người bệnh, tính chất nhiễm khuẩn là cấp tính hay mạn tính và chủng vi khuẩn gây ra bệnh mà có những biện pháp điều trị khác nhau. Nguyên tắc chung trong việc điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệulà lựa chọn kháng sinh thích hợp, điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ khác.

Trường hợp bệnh nhân bị nhiễm khuẩn tiết niệu thấp thường dùng kháng sinh đường uống kết hợp với thuốc sát khuẩn tại chỗ. Các kháng sinh thường dùng có tác dụng tốt trong nhiễm khuẩn tiết niệu thấp hiện nay như nhóm quinolon: peflacin 400mg hoặc ciprofloxacin 500mg. Thời gian sử dụng kháng sinh của người bệnh sẽ tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ sẽ căn cứ từng trường hợp cụ thể mà có thể dùng liều duy nhất hay dùng kéo dài 3 - 10 ngày hay kéo dài hơn.

Các biện pháp điều trị hỗ trợ khác trong bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu gồm có uống nhiều nước( thường trên 1,5 lít/ngày), hạ sốt giảm đau, nâng cao thể trạng...

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là gì và có nguy hiểm không?

6. Phòng bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Để phòng bệnh và tránh bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệucó thể lặp lại sau khi điều trị, chúng ta cần có thói quen uống nhiều nước để rửa sạch bàng quang, đào thải các thành phần có hại, tránh sự tăng sinh của mầm bệnh.

Nên ăn nhiều loại hoa quả như cam, chanh, bưởi một cách thường xuyên. Các loại trái cây này làm nước tiểu bị chua, trong môi trường acid vi khuẩn sẽ khó phát triển hơn bình thường. Khi mắc tiểu, không nên nín nhịn quá lâu mà phải đi ngay, thậm chí không cần chờ đến cảm giác mắc tiểu mới đi mà canh chừng 2 đến 3 giờ là phải tự đi tiểu. Nước tiểu càng ứ đọng trong bàng quang thì mầm bệnh càng có cơ hội phát triển.

Sau mỗi lần giao hợp, phụ nữ nên đi tiểu ngay và vệ sinh sạch sẽ vùng cửa mình để loại bỏ các vi khuẩn được đưa vào niệu đạo và bàng quang. Mỗi ngày phải vệ sinh vùng kín thường xuyên, khi rửa nên thực hiện từ trước ra sau, tránh mang vi khuẩn có sẵn ở âm hộ và hậu môn vào đường tiểu. Trong chu kỳ kinh nguyệt, phụ nữa phải thay băng thường xuyên dù kinh nguyệt có ít hay nhiều. Mọi ứ đọng sẽ là nguyên nhân chính cho mầm bệnh phát triển và tấn công bàng quang và gây nên nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Xem thêm:

  • Dự phòng nhiễm trùng đường tiết niệu sau sinh
  • Viêm đường tiết niệu có ảnh hưởng đến thụ thai hay không?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!