Chạy thận nhân tạo, hay còn gọi là thẩm tách máu, là phương pháp lọc thận hiệu quả nhưng bệnh nhân cũng nên lưu ý khi thực hiện.
Sau phần 1, vẫn còn những lưu ý bạn cần biết khi chạy thận nhân tạo. Bài viết sau đây, Hello Bacsi sẽ cung cấp những thông tin về nguyên nhân bệnh thận cũng như những lưu ý còn lại cho người bệnh khi chạy thận nhân tạo.
Các nguyên nhân gây nên bệnh suy thận là gì?
- Bệnh tiểu đường;
- Cao huyết áp;
- Viêm thận tiểu cầu;
- Chứng viêm mạch máu;
- U xơ thận (bệnh thận đa nang).
Tuy nhiên, thận có thể bị mất chức năng đột ngột (tổn thương thận cấp tính) sau một cơn bệnh nặng, phẫu thuật phức tạp, đau tim hoặc các vấn đề nghiêm trọng khác. Một số thuốc cũng có thể gây tổn thương thận.
Khi thực hiện thẩm tách máu, bạn nên lưu ý những điều sau
- Thực hiện theo lịch trình điều trị nghiêm ngặt;
- Uống thuốc thường xuyên;
- Bạn có thể thay đổi chế độ ăn uống cho phù hợp;
- Bạn nên hợp tác chặt chẽ với đội ngũ chăm sóc sức khỏe, bao gồm chuyên gia về thận và các chuyên gia khác có kinh nghiệm quản lý thẩm tách máu.
Bác sĩ sẽ giúp bạn xác định thời điểm bạn nên bắt đầu thẩm tách máu dựa trên một số yếu tố sau
- Sức khỏe tổng quát;
- Chức năng thận;
- Dấu hiệu và triệu chứng;
- Chất lượng cuộc sống;
- Sở thích cá nhân.
Bạn có thể nhận thấy các dấu hiệu và triệu chứng suy thận như buồn nôn, nôn mửa, sưng tấy hoặc mệt mỏi. Bác sĩ có thể sử dụng tỷ lệ lọc cầu thận ước tính (eGFR) để đo mức độ chức năng thận. EGFR được tính bằng cách sử dụng kết quả định lượng creatinine trong máu, giới tính, tuổi tác và các yếu tố khác. Cách đo chức năng thận này có thể giúp bạn lên kế hoạch điều trị bệnh, kể cả thời gian nào sẽ phù hợp để bắt đầu thẩm tách máu.
Thẩm tách máu có thể giúp cơ thể bạn kiểm soát huyết áp và duy trì sự cân bằng của chất lỏng và các khoáng chất khác nhau, như kali và natri, trong cơ thể. Thông thường, bạn nên thẩm tách máu trước khi thận trở nên nghiêm trọng dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
Bạn có thể sẽ gặp những rủi ro gì?
Hầu hết các biến chứng xảy ra trong quá trình chạy thận có thể được ngăn ngừa hoặc dễ dàng quản lý khi bạn được theo dõi cẩn thận trong mỗi phiên chạy thận. Các biến chứng có thể bao gồm:
- Hạ huyết áp: đây là biến chứng phổ biến nhất của thẩm tách máu;
- Chuột rút;
- Nhịp tim không đều (loạn nhịp tim);
- Buồn nôn, nôn mửa, nhức đầu, hoặc nhầm lẫn (loạn dưỡng thẩm phân);
- Nhiễm trùng;
- Sự hình thành máu đông (sự nghẽn mạch) trong ống thông tĩnh mạch;
- Các biến chứng kỹ thuật, chẳng hạn như tắc khí trong ống lọc máu.
Các biến chứng dài hạn của chạy thận nhân tạo có thể bao gồm
- Lọc không đầy đủ các chất thải;
- Huyết khối hình thành trong quá trình thẩm tách máu;
- Các vấn đề tim mạch (bệnh tim, bệnh mạch máu hoặc đột qụy).
Bạn sẽ nhận được kết quả thế nào khi chạy thận?
Mặc dù có nhiều bệnh nhân chọn thẩm tách máu tại trung tâm và bệnh viện, song một số nghiên cứu lại cho thấy chạy thận tại nhà có thể giúp:
- Cải thiện chất lượng cuộc sống hơn;
- Tăng phúc lợi;
- Giảm các triệu chứng, giảm chuột rút, nhức đầu và hụt hơi;
- Tăng cảm giác thèm ăn, ngủ ngon, tăng năng lượng và khả năng tập trung.
Bác sĩ sẽ theo dõi việc điều trị nhằm đảm bảo bạn nhận đủ lượng thẩm tách máu để loại bỏ chất thải ra khỏi máu. Trọng lượng và huyết áp được theo dõi rất chặt chẽ trước, trong và sau khi điều trị. Cứ một lần mỗi tháng, bạn sẽ được yêu cầu làm các xét nghiệm này:
- Các xét nghiệm máu để đo tỷ lệ giảm urê (URR) và độ thanh lọc urê tổng (Kt/V) để xem liệu thẩm tách máu có hoàn toàn loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể bạn được hay không;
- Đánh giá chất lượng máu;
- Các phép đo dòng chảy của máu qua tĩnh mạch trong quá trình thẩm tách máu;
- Bác sĩ có thể điều chỉnh cường độ và tần suất thẩm tách máu dựa trên kết quả xét nghiệm.
Hy vọng những thông tin tổng hợp trên đây sẽ không khiến bạn cảm thấy thất vọng và có thể yên tâm phần nào về cách điều trị chạy thận nhân tạo. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, bạn nên khám bác sĩ để nhận được những sự giải đáp, lời khuyên và phương pháp điều trị đúng cách nhé.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- 7 bí quyết giữ cho thận khỏe mạnh
- Bệnh thận do biến chứng tiểu đường
- Dấu hiệu nhận biết hạ huyết áp và cách điều trị
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!