Những điều có thể bạn chưa biết về vô sinh ở nữ giới

Chuẩn bị mang thai - 04/30/2024

Bạn thắc mắc về nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở nữ giới là gì? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu và cách điều trị hiệu quả nhé.

Theo thông kê, cứ 10 phụ nữ lại có một người mắc những vấn đề gây vô sinh. Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng 1/3 số ca vô sinh do nguyên nhân từ nữ giới, phần khác do nam giới và phần còn lại do một nguyên nhân bí ẩn nào đó giữa đôi bên.

Tại sao vô sinh thường xuất hiện ở nữ giới?

Phụ nữ có thể gặp nhiều vấn đề ở cơ quan sinh sản, ảnh hưởng đến khả năng mang thai. Bạn nên đi khám phụ khoa thường xuyên để phát hiện các bất thường được nêu dưới đây.

Vấn đề rụng trứng

Kinh nguyệt là nguyên nhân chủ yếu gây vô sinh thường xuyên ở nữ giới. Khi buồng trứng không rụng trứng, tất nhiên bạn sẽ không thể thụ thai được. Rụng trứng bất thường có thể do hội chứng buồng trứng đa nang, đó là sự mất cân bằng hormone phá vỡ quá trình rụng trứng thông thường; hoặc chứng suy buồng trứng nguyên phát (vấn đề này thường xuyên ảnh hưởng đến những người phụ nữ dưới tuổi 40. Nếu bạn mắc phải, buồng trứng của bạn sẽ không thể thực hiện chức năng trong suốt tuổi sinh đẻ của mình).

Tắc vòi trứng

Tắc vòi trứng là sự ngăn cản sự phóng thích trứng để thụ tinh và ngăn cản sự di chuyển của trứng đến làm tổ ở tử cung. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này có thể là bạn mắc bệnh viêm nhiễm vùng chậu, bệnh lạc nội mạc tử cung, đặc trưng bởi sự phát triển của mô nội mạc tử cung ra bên ngoài hoặc hậu quả của cuộc phẫu thuật thai ngoài tử cung.

Vấn đề ở tử cung

Vô sinh có thể xuất phát từ nguyên nhân tử cung hoặc sự phát triển trong mô tử cung bất thường như u xơ tử cung hoặc polyp tử cung. U xơ tử cung thường lành tính, nhưng lại phát triển trên thành tử cung. U xơ tử cung hoặc những bất thường sinh lý khác của tử cung khiến trứng khó làm tổ và bạn sẽ không thể có con.

Vô sinh ở nữ giới có những triệu chứng nào?

Một vài triệu chứng thông thường có thể nhận biết ở phụ nữ mắc bệnh vô sinh như viêm nhiễm vùng chậu, lạc nội mạc tử cung, bất thường chu kì kinh nguyệt hoặc vô kinh, đau bất thường trong chu kì kinh nguyện.

Nếu bạn trên 35 tuổi và cố gắng thụ thai trong thời gian 6 tháng đến 1 năm mà vẫn chưa có em bé, bạn nên tham vấn bác sĩ về tình trạng bệnh. Họ sẽ giúp bạn làm những xét nghiệm, kiểm tra bệnh sử để xác định vấn đề bạn đang mắc phải và cách giải quyết.

Cách chẩn đoán vô sinh

Những kiểm tra y tế dưới đây thường được bác sĩ chỉ định để xem xét khả năng sinh sản ở nữ giới:

  • Theo dõi lịch sử rụng trứng;
  • Chụp cản quang vòi trứng tử cung;
  • Phẫu thuật nội soi;
  • Thử nghiệm hormone;
  • Xét nghiệm dự trữ buồng trứng (AMH).

Điều trị vô sinh ở nữ giới như thế nào?

Nhiều phụ nữ hiếm muộn đã thụ thai thành công nhờ các phương pháp điều trị nâng cao. Chúng có thể bao gồm:

  • Thuốc: bác sĩ sẽ chỉ định những thuốc giúp nâng cao khả năng thụ thai cho bạn;
  • Phẫu thuật loại bỏ u xơ tử cung hoặc u nội mạc tử cung;
  • Thụ tinh nhân tạo;
  • Thụ tinh trong ống nghiệm;
  • Tiêm tinh trùng vào trứng;
  • Hiến trứng;
  • GIFT và ZIFT (kỹ thuật đưa hợp tử và giao tử di chuyển trong vòi trứng).

Bạn nên làm gì để hạn chế mắc bệnh vô sinh?

Trong nhiều trường hợp, bạn không thể điều khiển khả năng thụ thai của chính mình, nhưng vẫn có thể cải thiện tình trạng nếu không hút thuốc, không sử dụng chất có quá nhiều cồn, hạn chế căng thẳng, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và cân nặng hợp lý, bảo vệ cơ thể tránh những bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Việc khó có con có thể dẫn tới nhiều căng thẳng và cả sự thất vọng cho bạn và chồng. Các chuyên gia vô sinh vẫn đang phát triển thêm nhiều sự lựa chọn cho các cặp vợ chồng hiếm muộn. Bạn có thể tìm đến bác sĩ để được tư vấn sự lựa chọn tốt nhất.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!