Những kinh nghiệm chữa tiểu đường "người thật, việc thật"

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường, là một căn bệnh mãn tính, biểu hiện bằng việc mức độ đường trong máu luôn cao. Nguyên nhân có thể là do tuyến tụy không tiết ra đủ insulin hoặc là do cơ thể không sử dụng được insulin, dẫn đến việc rối loạn chuyển hóa đường trong máu. Căn bệnh này nếu không điều trị kịp thời sẽ để lại rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể.

Tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường, là một căn bệnh mãn tính, biểu hiện bằng việc mức độ đường trong máu luôn cao. Nguyên nhân có thể là do tuyến tụy không tiết ra đủ insulin hoặc là do cơ thể không sử dụng được insulin, dẫn đến việc rối loạn chuyển hóa đường trong máu. Căn bệnh này nếu không điều trị kịp thời sẽ để lại rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể.

Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp đã thoát khỏi được căn bệnh này bằng những phương pháp rất hiệu quả, cụ thể như sau:

Trường hợp của anh Lê Văn Hoan Đường Tuệ Tĩnh – TP Vinh, Nghệ An

Tôi năm nay đã 51 tuổi, bị bệnh tiểu đường cách đây khoảng 7 năm, khi đi khám, tỉ lệ đường huyết khi đói là 15ml, khi thử test, lượng chịu đường lên tới 21ml. Đã xuất hiện biểu hiện của các biến chứng như tê bì đầu ngón chân, ngứa ngáy nhiều, và mắt đã bắt đầu có hiện tượng mờ.

Khi mới phát hiện ra bệnh, tư tưởng của tôi cũng rất là hoang mang, vả lại chưa có nhiều kiến thức về căn bệnh này, nên ăn uống kiêng khem nhiều đã dẫn đến sức khỏe bị giảm sút đáng kể. Tuy rằng cao 1,65m nhưng tôi lại chỉ nặng 52 kg, người thường hay thấy mệt mỏi.

Sau khi tìm đọc sách, tài liệu về tiểu đường, kết hợp cùng với lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa nội tiết, tôi đã dần làm chủ được các sinh hoạt của mình.

Những kinh nghiệm chữa tiểu đường "người thật, việc thật"

 

Trong ăn uống, tôi chỉ kiêng hẳn đường tinh luyện, còn một số loại hoa quả ít ngọt thì tôi vẫn ăn, nhưng mỗi lần ăn thì ăn không nhiều. Vì còn đang công tác, nên để đảm bảo sức khỏe, mỗi bữa ăn tôi chỉ dùng 2 bát cơm nhỏ ăn kèm với nhiều rau, ăn thêm cả cá và hải sản, ăn ít thịt nạc, sử dụng dầu ăn thực vật chứ không ăn mỡ động vật. Khi đi làm, nếu như giữa hai bữa ăn chính mà có cảm giác đói thì phải ăn ngay vài cái bánh mặn dành cho người bệnh tiểu đường, tuyệt đối không được để hạ đường huyết, như vậy rất nguy hiểm.

Có một chế độ tập luyện thể thao đều đặn: Bởi người bị tiểu đường thường rất dễ bị hạ đường huyết trong khi vận động quá sức, cho nên tôi đã chọn cho mình môn thể thao chính là đi xe đạp, do môn này có thể phân phối năng lượng đều trong suốt cả quá trình tập luyện. Mỗi ngày, sau giờ làm việc vào buổi chiều, tôi thường hay đạp xe khoảng từ 10 đến 15km, thi thoảng, buổi tối tôi lại đi bộ thêm vài ba km nữa. Có một điều đặc biệt quan trọng đó là: người bệnh cần phải quản lý tốt chỉ số đường huyết của mình kể cả khi đang đói và sau khi ăn. Đa phần, người bệnh chúng ta thường chỉ hay quan tâm đến đường huyết khi đói mà ít quan tâm sau khi ăn. Để có thể quản lý tốt chỉ số này, bệnh nhân nên mua một máy đo đường huyết để chủ động trong việc kiểm tra lượng đường huyết mà không cần phải phụ thuộc nhiều vào thầy thuốc hay bệnh viện. Việc sử dụng máy cũng rất đơn giản, mọi người đều có thể tự mình làm được mà không cần phải đến thầy thuốc.

Duy trì một tinh thần, tư tưởng thoải mái: Có ý thức về căn bệnh để có một chế độ sinh hoạt phù hợp, nhưng tuyệt đối không nên mang nặng tâm lý mình đang bị bệnh, đây là yếu tố quan trọng giúp đảm bảo cho cuộc sống tinh thần luôn thoải mái, giúp cho quá trình điều trị có được kết quả tốt hơn.

Nhờ vào chế độ sinh hoạt hợp lí, kiểm soát tốt mức độ đường huyết, vậy nên hiện nay sức khỏe của tôi đã được đảm bảo, cân nặng đã ở mức 58 kg, những chỉ số về đường huyết, cholesteron... đều ở mức độ cho phép, những biến chứng của bệnh tiểu đường không còn nữa.

Anh Hoàng Văn Thông – Thái Nguyên: trị tiểu đường bằng cây mạch môn

Tôi bị bệnh tiểu đường loại 2 đã khoảng hơn 2 năm nay mà vẫn chưa chữa khỏi. Năm nay tôi 52 tuổi. Nghe lời bác sĩ khuyến cáo, căn bệnh này nếu như không được chữa trị nhanh chóng, hiệu quả và kiểm soát tốt thì sẽ rất dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho nên tôi rất lo lắng. Bình thường, tôi vẫn hay đi khám sức khỏe định kỳ, kiểm tra lượng đường huyết. Chế độ sinh hoạt hàng ngày cũng kiêng khem nhiều thứ. Mỗi ngày tôi chỉ dám ăn 2 bát cơm, kèm theo đó là ăn bún, phở,... không dám ăn quá nhiều tinh bột và các đồ ngọt vì sợ sẽ bị lên đường. Tôi cũng có sử dụng thêm thực phẩm chức năng để uống. Không biết là quá trình chữa bệnh còn tiếp diễn đến bao lâu. Nghe nói rằng, có rất nhiều trường hợp đã chữa khỏi được căn bệnh tiểu đường, nên tôi cũng rất mong muốn mình sẽ may mắn như vậy.

Những kinh nghiệm chữa tiểu đường "người thật, việc thật"

 

Tìm hiểu trên một số phương tiện thông tin đại chúng, tôi đã được biết về thông tin dùng cây mạch môn để chữa bệnh tiểu đường rất tốt. Còn có cả các nghiên cứu về tác dụng của loại cây này trong việc điều trị tiểu đường và ngăn ngừa biến chứng của bệnh. Đó chính là dùng nước ép rễ của cây mạch môn, loại nước này giúp giảm đường huyết một cách đáng kể nhờ sự kích thích sản xuất insulin của tuyến tụy và khiến làm giảm đề kháng insulin. Người bệnh tiểu đường chỉ cần uống trong vòng 8 tuần đã thấy được lượng đường huyết giảm đáng kể.

Tuy nhiên, các bài thuốc trên có xác thực hay không, có thật sự hiệu quả hay không thì lại phải tùy thuộc rất nhiều vào người sử dụng nó. Chúc các bạn sớm tìm ra được phương pháp chữa tiểu đường phù hợp và luôn khỏe mạnh.

Chú ý: Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, người đọc cần cân nhắc trước khi áp dụng.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!