Trẻ bị nghẹt mũi thường hay quấy khóc, hơn thế tình trạng nghẹt mũi lâu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Vì thế các mẹ nên tìm cách chữa dứt điểm tình trạng nghẹt mũi cho trẻ để trẻ có thể vui chơi khỏe mạnh. Dưới đây là những cách chữa nghẹt mũi cho trẻ đơn giản nhất.
1. Nguyên nhân bệnh nghẹt mũi
Dị tật bẩm sinh: Nguyên nhân này thường gặp ở trẻ mới sinh do cửa mũi phía sau bị bịt bởi một lớp màng hoặc mảnh xương. Trẻ thường khó thở do phản xạ thở bằng mồm chưa hoàn thiện. Nếu không được xử trí kịp thời, trẻ có thể tử vong.
Viêm nhiễm: Viêm mũi họng ở trẻ em, viêm mũi xoang...
Chấn thương hoặc có dị vật trong mũi: Thường do trẻ em tự nhét vào mũi các hạt lạc, sáp màu...
Rối loạn nội tiết: Hay xảy ra ở những phụ nữ có thai.
2. Triệu chứng của bệnh nghẹt mũi
Một số trường hợp tắc mũi gây ù tai, nghe kém do viêm phù nề và mủ đọng (làm tắc đường thông thương giữa mũi và tai). Viêm nhiễm ở mũi lâu dài có thể lan lên mắt, gây viêm túi lệ, viêm màng tiếp hợp, viêm mí mắt (thông qua ống dẫn mắt mũi). Tình trạng nghẹt tắc mũi thường xuyên sẽ gây nên những ảnh hưởng xấu đến khuôn mặt như gây hẹp hàm ếch, răng vẩu, cằm nhô, lồng ngực xẹp... Một số biểu hiện thường thấy đó là nghẹt mũi gây nên tình trạng bị thiếu không khí nên không được linh hoạt, hay chậm chạp, lười biếng, nhức đầu và khó tập trung tư tưởng, mẹ nên để ý xem bé có mắc những triệu chứng đó hay không để có hướng điều trị kịp thời cho con.
3. Cách điều trị nghẹt mũi ở trẻ
nghẹt mũi làm bé thấy rất khó chịu và bị kích thích cả ngày lẫn đêm. nghẹt mũi là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến mà bé phải đối mặt nhưng mẹ có thể tự mình ‘điều trị’ cho con dễ dàng.
Xông hơi
Hơi nước trong phòng tắm chẳng hạn là một trong những biện pháp tốt để khắc phục nghẹt mũi cho bé. Tiếp xúc với hơi nước có thể giúp làm loãng các đờm được hình thành trong mũi bé. Điều này cũng giúp mũi được thông thoáng và khiến bé dễ thở. Mẹ có thể xông hơi cho bé bằng cách xả nước nóng vào một cái chậu rồi sau đó bế bé cẩn thận để bé hít được hơi nước nóng bốc lên. Hơi nước vào mũi và họng của bé khiến mũi, họng sạch và thông đờm.
Có thể thêm một ít muối trắng để bé hít được hơi nước muối cũng có tác dụng tốt.
Nước muối sinh lý nhỏ mũi
Nước muối là một phương thuốc phổ biến lại an toàn chữa nghẹt mũi cho bé. Mẹ có thể mua thuốc nhỏ mũi dạng muối sinh lý hay dạng nước biển (dùng được cho các bé) hoặc mẹ tự chuẩn bị nước muối nhỏ mũi cho con ngay tại nhà. Để làm nước muối nhỏ mũi cho con rất đơn giản, mẹ chỉ cần pha một cốc nước ấm với một nửa thìa cafe muối ăn là được.
Khi nhỏ giọt dung dịch nước muối vào lỗ mũi của bé cần lưu ý, chỉ một giọt cho mỗi lỗ mũi là đủ. Sau đó, xoa bóp mũi của bé nhẹ nhàng từ cả hai phía. Sau khi nhỏ xong một bên mũi cho bé,mẹ hãy lau sạch đầu ống thuốc nhỏ mũi trước khi tiếp tục nhỏ thuốc vào mũi còn lại vì vòi ống thuốc có thể đã bị nhiễm khuẩn.
Cách trị nghẹt mũi nhanh nhất bạn nên biết
Bị hắt hơi sổ mũi liên tục là bệnh gì?
Bà bầu đi máy bay cần lưu ý những gì?
Những cách trị viêm xoang sàng tại nhà bạn nên biết
Bật mí 7 cách làm giảm đau họng tại nhà không tốn một xu
Dụng cụ hút mũi
Khi bé bị sổ mũi hay nghẹt mũi, mẹ có thể dùng dụng cụ hút mũi (dạng ống cao su hoặc dạng 2 vòi thông nhau) để loại bỏ dịch mũi cho con. Hút mũi sạch khiến bé thở, ăn và ngủ ngon hơn.
Trước khi hút mũi cho bé, mẹ cần mua nước nhỏ mũi dạng muối sinh lý để làm mềm chất dịch nhầy trong mũi của con trước khi hút. Nước mũi muối sinh lý dễ dàng được mua tại các nhà thuốc hoặc mẹ tự pha ở nhà theo tỷ lệ 1⁄4 thìa muối với 200ml nước ấm. Nếu tự pha nước muối nhỏ mũi,hãy nhớ bảo quản trong lọ thủy tinh có nắp kín, để ở nơi khô ráo.
Nếu sau khi hút, bé vẫn bị nghẹt mũi trong 5-10 phút sau đó, nhỏ nước mũi sinh lý một lần nữa và tiếp tục hút mũi. Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý không được hút mũi cho con quá 2-3 lần mỗi ngày vì làm như thế sẽ kích thích niêm mạc mũi. Đồng thời, mẹ cũng không nên nhỏ nước muối sinh lý cho bé quá 4 lần/ngày vì sẽ làm khô mũi và khiến tình hình nghiêm trọng hơn.
Nghẹt mũi ở bé có thể xảy ra do nhiều lý do như cảm lạnh thông thường, dị ứng... Nếu các biện pháp khắc phục nghẹt mũi cho bé kể trên không phát huy hiệu quả, mẹ nên cho con đi khám. nghẹt mũi phức tạp phải được bác sĩ kê thuốc chữa.
Xem thêm:
- Cách bấm huyệt đơn giản để trị dứt cơn ho, hết nghẹt mũi
- Trẻ sơ sinh bị ho kèm ngạt mũi: mẹ phải làm sao?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!