Tay chân miệng là bệnh thường gặp ở trẻ độ tuổi dưới 5 tuổi. Mặc dù không phải là bệnh mãn tính nhưng nó có các biến chứng nguy hiểm mà các bậc cha mẹ cần chú ý phòng ngừa, điều trị cho con kịp thời. Bệnh thường xuất hiện ở các thời điểm giao mùa, hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn qua bài viết sau.
Bệnh tay chân miệng là gì?
Tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus đường ruột gây ra. Bệnh có khả năng lây truyền cao, nó thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi.
Có hai nhóm bệnh tay chân miệng ở trẻ em chính đó là Enterovirus 71 (EV71) và Coxsackie virus A16. Khi bị bệnh này, trẻ thường có các biểu hiện chính là vùng da tại bàn tay, bàn chân và miệng bị tổn thương dưới dạng bóng nước. Nếu không phát hiện cũng như điều trị kịp thời. Bệnh tay chân miệng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm não, phù phổi cấp, viêm cơ tim, thậm chí gây tử vong nếu không điều trị kịp thời.
Bệnh tay chân miệng lây truyền như thế nào?
Tay chân miệng có thể lây truyền nhanh chóng qua đường nước bọt, dịch mũi miệng, mụn nước và phân của trẻ nhiễm bệnh.
Nguyên nhân gây dẫn tới bệnh tay chân miệng
Theo như các bác sĩ chuyên khoa, bệnh tay chân miệng có thể hình thành từ virus EV71 và lây truyền qua đường tiêu hóa, sau đó đi vào đường ruột, xâm nhập vào cơ quan thần kinh trung ương qua hệ bạch huyết.
Con đường lây truyền nhanh nhất từ các trẻ với nhau chính là tiếp xúc thường xuyên với nhau, chơi chung đồ chơi hay trẻ ăn phải thực phẩm có chứa virus gây bệnh.
Các triệu chứng của bệnh
Các bậc cha mẹ có thể nhận biết tình trạng bệnh tay chân miệng thông qua các triệu chứng như trẻ sốt nhẹ, chảy nước miếng, đau dát cổ họng, đau miệng.
Sau từ 3 - 4 ngày từ khi xuất hiện các triệu chứng trên, trẻ bắt đầu các vết lở miệng hay mụn nước tại vùng niêm mạc miệng, trong lòng bàn tay, bàn chân, mông hoặc đầu gối.
Thông thường những triệu chứng của bệnh này sẽ tự hết sau khoảng 7 ngày – 10 ngày. Vì thế mà các bậc cha mẹ không cần quá lo lắng về bệnh. Tuy nhiên nếu phát hiện con em có các triệu chứng bất thường khác như sốt cao, co giật, run chi, mạch nhanh, hãy nhanh chóng đưa trẻ tới những cơ sở y tế để bác sĩ điều trị kịp thời.
Những thời điểm trẻ dễ mắc tay chân miệng cha mẹ cần biết
Điều kiện để bệnh tay chân miệng phát triển nhanh nhất chính là thời điểm giao mùa giữa mùa xuân và hè (từ tháng 3 tới tháng 5), cũng có thể là thời điểm từ tháng 9 tới tháng 12 hàng năm. Tại nước ta các khu vực phía Nam có tỷ lệ bùng phát bệnh dịch cao hơn các tỉnh phía Bắc.
Thời điểm chuyển mùa, thời tiết sẽ có nhiều thay đổi thất thường. Vì thế mà nó là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ em - đối tượng miễn dịch yếu dễ bị nhiễm vi khuẩn, virus. Đây cũng là một trong những thời điểm thuận lợi để bệnh tay chân miệng bùng phát.
Khi trẻ bị bệnh các bậc cha mẹ có thể dễ dàng nhận biết với những triệu chứng như trẻ bị đau họng, đau miệng, lười ăn,... Bên trong miệng của bé có nhiều những vết loét đỏ và lở, những vết phát ban như phỏng nước trong lòng bàn tay, chân, đầu gối và mông của bé.
Nếu trẻ bị bệnh, các bậc cha mẹ nên đưa trẻ tới khám tại các cơ sở uy tín, y bác sĩ chuyên nghiệp. Tránh để lâu dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như viêm não, phù phổi cấp hoặc bị viêm cơ tim, có thể dẫn đến tử vong.
Những điều cần biết về trẻ sơ sinh bất thường trong 24h đầu
Thời gian mọc răng sữa ở trẻ trong bao lâu?
Biến chứng ho gà nguy hiểm như thế nào?
Trẻ bị bệnh tay chân miệng cần kiêng gì?
Tắm cho trẻ bị tay chân miệng như thế nào cho đúng?
Chăm sóc trẻ bị tay chân miệng
Khi bé bị bệnh tay chân miệng các bậc phụ huynh cần chú ý các chế độ chăm sóc sức khỏe một cách hợp lý nhất.
Cho trẻ ăn những món mà bé thích. Có thể ăn các thức ăn bình thường nhưng nên làm lỏng, mềm thức ăn như cháo, ngay cả khi bé đã lớn bởi thức ăn cứng khiến bé đau miệng.
Cho bé ăn thức ăn thật nguội, thậm chí có thể làm mát cho dễ ăn, bởi các thức ăn nóng làm trẻ đau không nuốt được.
Có thể thay một bữa ăn bằng một ly sữa mát, một bánh flan hoặc một ly nước trái cây lạnh. Tránh việc ép bé ăn khiến con khóc và mệt hơn.
Sau khi ăn, cho trẻ súc miệng sạch sẽ để nghỉ ngơi trong 3 – 4 giờ. Sau đó mới cho ăn thêm bữa khác.
Nên cho trẻ uống bổ sung Vitamin và khoáng chất theo như chỉ định bác sĩ.
Thời gian trẻ bị bệnh ngắn (từ 5 - 10 ngày) nên không cần ép trẻ ăn quá nhiều, vì sau khi hết bệnh trẻ sẽ ăn nhiều hơn để bù lại khi bị bệnh.
Phòng bệnh tay chân miệng
Để phòng bệnh, tăng sức đề kháng cho trẻ, các bậc cha mẹ nên giữ vệ sinh sạch sẽ, cụ thể:
- Cho trẻ ăn đủ bữa (3 - 5 bữa/ngày); đủ dinh dưỡng với các thức ăn có tinh bột, đạm, dầu, rau; ăn nhiều trái cây sạch sau khi ăn cháo, bột để giúp tăng cường vitamin cùng yếu tố vi lượng.
- Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn.
- Không cho bé ngậm đồ chơi hay núm vú cao su.
- Đồ chơi và muỗng, chén cho bé ăn phải rửa sạch mỗi ngày.
- Tránh việc cho trẻ ăn chung hoặc chơi với những bé có bệnh.
Các bậc cha mẹ cần hết sức lưu ý chăm sóc trẻ, nhất là khi thời tiết giao mùa để phòng tránh bệnh tay chân miệng. Đồng thời nếu bắt gặp bất kì triệu chứng nào hãy cho con đi khám kịp thời, tránh các biến chứng khó lường.
Xem thêm:
- Bạn có biết trẻ bị chân tay miệng bao lâu thì khỏi?
- Những đồ ăn nên kiêng cữ khi mắc bệnh chân tay miệng
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!