Nổi mề đay sau khi sinh và cách điều trị

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Sau khi sinh, mẹ bầu không chỉ phải đối mặt với các nguy cơ nhiễm trùng, các cơn đau bụng dưới âm ỉ, vết nứt nơi xương chậu mà còn dễ dàng mắc nhưng căn bệnh tuy không nguy hiểm nhưng lại gây cản trở trong quá trình nuôi con cũng như vệ sinh cơ thể của mình. Nổi mề đay chính là một trong những căn bệnh phiền toái đó.

Sau khi sinh, mẹ bầu không chỉ phải đối mặt với các nguy cơ nhiễm trùng, các cơn đau bụng dưới âm ỉ, vết nứt nơi xương chậu mà còn dễ dàng mắc nhưng căn bệnh tuy không nguy hiểm nhưng lại gây cản trở trong quá trình nuôi con cũng như vệ sinh cơ thể của mình. Nổi mề đay chính là một trong những căn bệnh phiền toái đó.

Triệu chứng của bệnh nổi mề đay

Nổi mề đay, hay nổi mụn nhọt từng mảng trên da thường xảy ra đối với những mẹ bầu mới sinh con trong vòng một tháng đầu. Triệu trứng đầu tiên, khắp cơ thể sẽ mọc lên nhưng nốt mẩn đỏ, rất ngứa như bị côn trùng đốt. Bạn càng gãi nhiều nốt mẩn càng lan ra thành từng mảng lớn, đỏ hồng và lồi hẳn lên trên bề mặt ra. Cũng có trường hợp do gãi quá nhiều máu tích tụ lại vết mẩn tạo ra những mảng đỏ thẫm, tụ máu. Mề đay thương xuất hiện và tập trung ở những nơi có lớp da mềm giống như bẹn, đùi, dưới mông hoặc bắp chân, các mẹ bầu thường có cả mảng mề đay ở khu vực dưới ngực, bụng hây khó khăn rất nhiều trong quá trình chăm sóc con cái, cho con bú.

Những nốt mẩn ngứa này cũng không phải liên tục xuất hiện 24/24 trên cơ thể bạn mà thường nổi lên vào buổi sáng và buổi tối, khi vừa mới vệ sinh cơ thể xong.

Nổi mề đay sau khi sinh và cách điều trị

Nguyên nhân gây ra bệnh nổi mề đay

Nguyên nhân gây ra nổi mề đay thường do thời tiết thất thường, nóng trong, nóng gan, thiếu vệ sinh hay dị ứng. Đối với phụ nữ sau sinh thì nguyên nhân chủ yếu gây ra nổi mề đay chính là việc thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Nổi mề đayhoàn toàn có thể điều trị khỏi ngay cả khi tình trạng mẩn ngứa chuyển sang cấp tính cũng không có gì đáng lo ngại. Dù vậy căn bệnh ngoài da này sẽ luôn khiến bạn ngứa ngáy khó chịu, ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh, thậm chí có một số trường hợp gây phù nề khá nguy hiểm.

Cách điều trị nổi mề đay

Phụ nữ sau sinh thường khá thận trọng khi dùng các loại thuốc nên thay vì uống thuốc hay bôi thuốc để tiêu trừ cơn ngứa họ thường cố gắng chịu đựng để cơn ngứa qua đi. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể sử dụng các bài thuốc Đông y để làm tan nốt mẩn. Phần lớn các bài thuốc này đều có chung mục đích là thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm sưng và các nốt mề đay. Thành phần trong bài thuốc gồm có bồ công anh, kim ngân cành, nhân trần, các loại thảo dược khác như hạ khô thảo, sài đất...Đây là một bài thuốc hoàn toàn xuất phát từ thiên nhiên.

Nổi mề đay sau khi sinh và cách điều trị

Ảnh minh họa.

Ngoài ra chế độ dinh dưỡng sau sinh cũng nên được đảm bảo đầy đủ rau xanh, giảm bớt những đồ ăn có quá nhiều dầu mỡ, thịt dai, đồ nóng. thực đơn giàu chất xơ cũng sẽ đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho bà bầu sau khi sinh.

Ngoài ra theo các bài thuốc dân gian thì bạn có thể sử dụng mướp đăng để tắm, cơ thể vừa được làm sạch vừa được kháng khuẩn cao do trong mướp đắng có nhiều chất tốt cho da. Nước cam thảo, nước trà xanh sẽ làm dịu mát bên trong cơ thể bạn, đem đến cảm giác sảng khoái. Hơn hết các loại nước này đều rất tốt cho dạ dày từ đó cải thiện được khẩu vị, giúp ăn ngon miệng hơn. Trong các cách giảm cân sau sinh khi sinh thì sử dụng trà xanh cũng là một cách để giữ gìn vóc dáng cho bạn cho bạn, thanh nhiệt giải độc cải thiện làn da.

Các bác sĩ cũng sẽ cho bạn những lời khuyên hợp lý và những loại thuốc bạn có thể sử dụng được trong thời kỳ nuôi con vậy nên hãy tới các cơ sở y tế cải thiện tình trạng sức khỏe của mình.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!