Uống nhiều kháng sinh bị nổi mụn là một hiện tượng phổ biến khá nhiều người gặp phải. Trong bài viết sau Lily & WeCare sẽ chia sẻ những thông tin cho bạn đọc về vấn đề này.
1. Tại sao uống thuốc kháng sinh lại bị nổi mụn?
Có nhiều nguyên nhân làm cho bạn bị nổi mụn như nội tiết tố thay đổi, thường xuyên thức khuya, ăn thực phẩm không lành mạnh, chăm sóc da không đúng cách, lạm dụng mỹ phẩm và sử dụng thuốc... Trong đó, việc sử dụng thuốc kháng sinh liên tục trong một thời gian dài có thể làm cho làn da bạn bị ảnh hưởng, dễ nhận thấy nhất là da dẻ thường bị đen và sạm, nổi mụn trứng cả, sần sùi, thô ráp,... Nguyên nhân có thể là do thuốc kháng sinh gây ảnh hưởng đến chức năng gan, gan giảm khả năng thanh lọc và đào thải các độc tố ở trong cơ thể nên bùng phát qua da gây mụn. Bên cạnh đó, nổi mụn còn có thể là do hệ miễn dịch của cơ thể xuất hiện những phản ứng kháng thuốc, tạo ra các kháng thể và histamin.
2. Uống thuốc kháng sinh bị nổi mụn phải làm thế nào?
Đầu tiên, các bạn cần phải kiểm tra da xem những nốt mụn mình đang gặp phải là mụn gì và biểu hiện như thế nào... Rồi sau đó, đối chiếu theo hai trường hợp sau đây để có cách xử lý cho phù hợp:
Với trường hợp uống nhiều kháng sinh bị nổi mụn nhẹ
- Biểu hiện: Mụn nhỏ li ti và nổi thành đám hoặc rải rác, không gây đau hay sưng đỏ...
Bạn có thể tự xử lý bằng cách là chú ý chăm sóc da và cải thiện bằng một số biện pháp tự nhiên gồm:
- Chăm sóc da đúng cách
- Bạn rửa mặt hai lần mỗi ngày vào mỗi buổi sáng và tối bằng nước muối loãng, nước muối sinh lý hay sữa rửa mặt dịu nhẹ, không có chứa xà phòng.
- Nếu như mụn nhẹ có kèm theo kích ứng da như bị nổi mẩn đỏ thì bạn có thể rửa mặt với bột yến mạch và mật ong hoặc sữa tươi để làm dịu da, giảm kích ứng da rồi sau đó rửa lại với nước ấm.
- Hạn chế ra ngoài nắng, nên sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF>30 trước khi đi ra khỏi nhà từ 20 – 30 phút.
- Hạn chế trang điểm và lạm dụng các loại mỹ phẩm.
- Không nặn mụn, cạy mụn và sờ tay lên mặt.
- Điều trị
- Sử dụng các nguyên liệu từ tự nhiên như nghệ tươi, nha đam và rau diếp cá... để làm mặt nạ trị mụn, đảm bảo sự an toàn cho làn da.
- Trong trường hợp này, bạn nên hạn chế sử dụng thuốc hoặc kem trị mụn để tránh các phản ứng nghiêm trọng hơn.
Đối với trường hợp uống nhiều kháng sinh bị nổi mụn nặng
Khi thấy da bị nổi nhiều mụn, mụn có biểu hiện viêm, sưng to và còn đỏ ửng như mụn bọc, mụn mủ thì bạn cần phải ngưng sử dụng thuốc và liên hệ với bác sĩ điều trị hay đến các phòng khám chuyên khoa để kiểm tra. Khi đi khám nhớ mang theo các loại thuốc kháng sinh mà bạn đang dùng.
Với trường hợp này, bạn vẫn phải chăm sóc da theo cách trên nhưng phải hỏi qua ý kiến của bác sĩ điều trị. Bạn không được tự ý trị mụn bằng nguyên liệu tự nhiên hoặc dùng thuốc hay kem trị mụn mà cần phải tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
- Lời khuyên chung
- Khi được các bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị, bạn còn có thể chia sẻ với bác sĩ tình trạng cơ địa của mình và đề nghị bác sĩ điều trị kê cho bạn các loại thuốc có chứa vitamin A và vitamin E kèm theo thuốc kháng sinh để giảm tối đa các tác dụng phụ của thuốc kháng sinh đối với làn da.
- Ngoài cách xử lý ở trên, bạn cũng nên cân đối lại chế độ dinh dưỡng và những thói quen sinh hoạt của mình để giúp cải thiện mụn ở trên mặt và ngăn ngừa tái phát mụn:
- Chế độ ăn uống
- Uống nhiều nước, bao gồm cả nước lọc và nước trái cây... để giúp thanh lọc và thải độc tố ra bên ngoài cơ thể, giảm mụn cũ cũng như ngừa mụn mới.
- Ăn nhiều thực phẩm có giàu chất xơ, vitamin và các khoáng chất như các loại rau xanh, củ quả và các loại hạt ngũ cốc... để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, chống lại những phản ứng bất lợi.
- Tránh việc hút thuốc lá, uống rượu, bia, cà phê, soda, các loại nước ngọt có ga, các thức ăn cay nóng... để làm giảm sự tích tụ độc tố ở trong cơ thể.
- Sinh hoạt và luyện tập
- Đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc, không được thức khuya, làm việc quá sức, căng thẳng, stress, lo lắng và phiền muộn... gây ảnh hưởng tới sức khỏe và mất cân bằng nội tiết dẫn đến việc nổi mụn nhiều hơn.
- Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên sẽ giúp tăng cường thể chất, nâng cao hệ miễn dịch, hỗ trợ cho quá trình tuần hoàn máu, giúp máu lưu thông ở dưới da và dưỡng da khỏe mạnh, hồng hào, hạn chế việc nổi mụn, phòng ngừa bệnh tật.
Trên đây là những thông tin và cách xử lý giúp bạn khắc phục tình trạng uống nhiều kháng sinh bị nổi mụn một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tốt nhất, bạn hãy liên hệ với bác sĩ điều trị để được cho lời khuyên cụ thể.
Mùa đông mẹ cần biết quy tắc mặc quần áo cho bé
Nổi mề đay sau khi sinh và cách điều trị
Uống thuốc có tên "dexa" gây mập nước phải làm sao?
Ăn mì tôm có nổi mụn không?
Nổi mụn xung quanh đầu nhũ hoa
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!