Viêm VA và viêm amidan là bệnh thường hay gặp ở trẻ em vì hệ thống miễn dịch của cơ thể trẻ vẫn còn chưa hoàn thiện nên sức đề kháng yếu. Tuy hai bệnh này là căn bệnh rất phổ biến ở trẻ nhưng nhiều cha mẹ còn chưa phân biệt được khi nào trẻ bị viêm amidan và khi nào bị viêm VA. Để giúp cha mẹ có thể phân biệt được 2 bệnh này, bài viết dưới đâyLily & WeCaresẽ cung cấp một số thông tin cần thiết để cha mẹ có thể tham khảo.
1. Viêm V.A và viêm amidan là như thế nào?
Viêm V.A và viêm amidan là bệnh thường gặp trong tai mũi họng.
Viêm V.A
Là một dạng tổ chức lympho ở vòm mũi họng, khi tổ chức lympho bị viêm và quá phát thành khối to thường gọi là sùi vòm họng thì sẽ gây cản trở tới việc hít thở không khí của người bệnh. Viêm V.A thường phát triển đến 6 tuổi thì sẽ hết, chỉ có vài trường hợp cá biệt là có thể thấy ở người lớn.
Viêm Amidan
Amidan là một cấu trúc giống với thịt, nhưng trên thực tế là các hạch bạch huyết nằm ở 2 bên phía sau họng và có tác dụng ngăn chặn sự xâm nhập của các vi khuẩn. Nguồn gốc của chứng viêm amidan thường là do sự nhiễm khuẩn hay virus trở nên quá tải làm cho amidan bị sưng lên và viêm.
Khi trẻ bị viêm V.A mạn tính thường hay nghẹt mũi kéo dài, chảy mũi và hay thở bằng miệng. Còn khi trẻ bị viêm amidan mạn tính thì sẽ có biểu hiện như: ngứa và rát họng, sốt vặt, khi nuốt hay có cảm giác bị vướng, ho khan...
Viêm amidan ở trẻ.
2. Triệu chứng của viêm V.A và viêm amidan
Viêm V.A
Trẻ khi bị viêm thường bị sốt từ 38 đến 39 độ, thường chảy nước mũi và nghẹt mũi, trẻ có biểu hiện chán ăn, hay quấy khóc và hơi thở có mùi hôi. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời thì khi chuyển sang viêm V.A mãn tính, trẻ sẽ bi chảy nước mũi và nghẹt mũi lâu hơn, thậm chí còn có thể nghẹt hoàn toàn khiến trẻ không thở được phải thở bằng miệng. Khi ấy, gương mặt của trẻ cũng có những sự thay đổi có thể dễ dàng nhận thấy như: trán dô, miệng há, mũi tẹt, cằm lẹm và răng vẩu.
Viêm Amidan
Trường hợp viêm amidan cấp tính, trẻ cũng có biểu hiện sốt từ 38-39 độ, mệt mỏi, hay đau đầu, khi nuốt cảm thấy đau họng, thi thoảng lại nhói lên tai. Khi bệnh chuyển sang viêm amidan mãn tính thì trẻ sẽ có một số biểu hiện như: hay sốt vặt, cảm thấy ngứa họng và rát, ho khan, hơi thở có mùi hôi. Nặng hơn là khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn viêm amidan quá phát, trẻ thở sẽ có tiếng khò khè, đêm ngủ thường ngáy và khó thở, hoặc có thể gây ngưng thở.
3. Các biến chứng thường gặp
Viêm VA
Viêm VA tuy không nguy hiểm đến tính mạng của trẻ nhưng bệnh lại thường tái phát và rất hay gây các biến chứng:
- Biến chứng ở tai chính là nhóm biến chứng thường gặp nhất của viêm VA như: viêm tai giữa cấp, viêm xương chũm cấp hay viêm tai thanh dịch chính là do quá trình viêm lan vào tai thông qua lỗ vòi tai của trẻ.
Sau khi điều trị viêm VA, các dấu hiệu như: ho, chảy nước mũi, sốt có thể giảm hoặc hết nhưng dấu hiệu viêm tai thanh dịch thì vẫn còn. Bệnh thường tiến triển một cách âm thầm, với trẻ nhỏ thì khó phát hiện chỉ có một số dấu hiệu như: nghe kém, trẻ không đau tai do vậy bệnh rất có thể bị cha mẹ bỏ qua làm ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ, học tập của trẻ. Bệnh lâu dần sẽ chuyển thành viêm tai xẹp, gây ảnh hưởng nhiều đến sức nghe của trẻ.
- Biến chứng ở mũi xoang: viêm VA nếu không điều trị dứt đểm có thể gây viêm mũi xoang. Viêm xoang sàng cấp xuất ngoại là một dạng thể nặng của viêm xoang ở trẻ nhỏ. Quá trình viêm ở xoang sàng cấp thậm chí còn có thể lan vào mắt gây ra các biến chứng ở ổ mắt, nếu bệnh không điều trị kịp thời có thể gây mù cho trẻ.
- Bệnh viêm VA nếu không điều trị kịp thời còn có thể gây viêm thanh quản, viêm khí quản, phế quản, viêm phổi trẻ sẽ thường phải nhập viện điều trị.
- Gây cho trẻ ngủ ngáy và ngừng thở khi ngủ thường. Nếu trẻ ngủ ngáy và thường có nhiều cơn ngừng thở, trong trường hợp bệnh kéo dài có thể dẫn đến suy tim và sau đó có thể gây ngừng thở và tử vong ở trẻ khi ngủ.
- Trẻ sẽ có “bộ mặt VA”: Một biến chứng khác của viêm VA là dẫn đến rối loạn phát triển khối xương mặt và lồng ngực của trẻ. Biểu hiện dễ nhận thấy ở trẻ sẽ là: hàm trên vẩu, răng hàm trên mọc lởm chởm, luôn hở miệng, hàm dưới hẹp, luôn hở miệng, mặt dài, xương ức dô ra trước, xương sườn lép và ngực không nở.
Viêm Amidan
Viêm amidan là một bệnh lý thường gặp ở trẻ, nhưng bệnh có thể tự khỏi tuy nhiên cũng có trường hợp bệnh gây biến chứng tại chỗ, kế cận hoặc toàn thân.
- Biến chứng tại chỗ: Viêm amidan có thể gây viêm tấy và áp-xe quanh amidan: trường hợp này thường xảy ra với viêm amidan cấp do không được điều trị dứt điểm, nên nhiễm khuẩn lan dần và tạo thành mủ giữa amidan và bao amidan. Người bệnh thường bị đau tăng, đau lan lên trên tai, nuốt đau, không nuốt được, miệng há khó khăn.
- Biến chứng kế cận: Một vài biến chứng khác do viêm amidan gây ra đó là viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm mũi xoang...
4. Điều trị viêm V.A và viêm amidan
Viêm VA
Trường hợp trẻ bị viêm VA ở mức độ nhẹ thì không cần phải điều trị bằng thuốc, cha mẹ chỉ cần đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng để giúp trẻ nâng cao thể trạng để tăng sức đề kháng là bệnh có thể tự khỏi. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý 0,9% , hỉ mũi sạch, giữ vệ sinh cho trẻ thường xuyên. Khi thời tiết chuyển mùa nên ủ ấm để bảo vệ sức khỏe của trẻ.
Nếu trẻ bị viêm VA cấp hoặc nặng hơn, cha mẹ cần phải đưa trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa khám và điều trị kịp thời. Ngoài ra, cha mẹ cần lưu ý sử dụng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, kháng dị ứng, giảm đau, hạ sốt theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Nếu trẻ bị viêm VA nặng có biểu hiện bị nghẹt mũi hoàn toàn, thì có thể rất dễ bị biến chứng khi đó các bác sĩ chuyên khoa sẽ phải can thiệp bằng cách phẫu thuật nạo VA.
Viêm Amidan
- Điều trị viêm amiđan cấp tính:Nếu trẻ chỉ bị viêm amidan cấp tính cha mẹ có thể tự điều trị cho trẻ ở nhà bằng cách: để trẻ nghỉ ngơi, ăn đầy đủ chất dinh dưỡng và uống nhiều nước. Nếu trẻ sốt có thể cho trẻ uống Paracetamol để hạ sốt và giảm đau cho trẻ. Trong trường hợp trẻ bị nhiễm khuẩn do viêm amidan, cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng thuốc kháng sinh theo đúng chỉ dẫn. Thường xuyên nhỏ thuốc mũi sát trùng nhẹ, cho trẻ súc miệng bằng các dung dịch kiềm ấm như: Bôrat Natri, Bicarbonat Natri ...
- Điều trị viêm amiđan mạn tính: Nếu viêm amidan trở thành mạn tính thì cách điều trị phổ biến nhất chính là phẫu thuật amiđan. Tuy nhiên cần có chỉ định của bác sĩ chặt chẽ. Chỉ phẫu thuật cắt khi nào amiđan thực sự trở thành một lò viêm gây hại cho cơ thể trẻ.
5. Phòng bệnh viêm VA và viêm amidan
Thông thường viêm amidan và viêm V.A rất dễ tấn công nhưng trẻ có sức đề kháng yếu, do vậy cha mẹ nên tăng cường củng cố hệ miễn dịch và tăng sức đề kháng cho trẻ để trẻ có một sức khỏe tốt, phòng ngừa được các bệnh viêm nhiễm như viêm V.A và viêm amidan một cách hiệu quả mà không phải dùng tới kháng sinh.
Chế độ dinh dưỡng khoa học
Việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng làm cho trẻ có sức đề kháng tốt để làm cho vi khuẩn rất khó có thể tấn công. Do đó, để tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể trẻ và giúp chống viêm V.A và viêm amidan, cha mẹ cần bổ sung cho trẻ một thực đơn đa dạng với đầy đủ các dưỡng chất.
Vệ sinh răng miệng
Nếu răng miệng vệ sinh không đúng cách thì cũng có thể là thủ phạm dẫn tới bệnh viêm amidan và viêm V.A, vì khi vi khuẩn trong vòm họng trẻ phát triển thì nguy cơ làm cho amidan bị nhiễm khuẩn gây sưng viêm là chuyện rất phổ biến thường hay xảy ra. Chính vì vậy để phòng ngừa bệnh viêm V.A và viêm amidan, cha mẹ nên chăm sóc răng miệng cho trẻ một cách tốt nhất như: cho trẻ súc miệng, đánh răng thường xuyên...
Bỏ thói quen xấu của trẻ
Để phòng ngừa viêm amidan và viêm V.A cho trẻ, cha mẹ cần triệt để khắc phục cho các thói quen không tốt của trẻ như: hay ngậm đồ vật, mút tay, cắn móng tay...
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!