Phát hiện tác dụng bất ngờ của 'chuyện ấy'

Sức khỏe sinh sản - 11/24/2024

Các nhà nghiên cứu tin rằng, tình dục giúp cho con người tránh được bệnh tật bằng cách loại bỏ các đột biến di truyền.

Suốt nhiều thập niên qua, giới khoa học vẫn tranh cãi về các lợi ích di truyền của việc sinh sản bằng quan hệ tình dục. Hiện, các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Montreal và Trung tâm nghiên cứu Bệnh viện Đại học Sainte - Justine ở Canada phát hiện ra việc loài người trở nên ít nguy cơ bị mắc các bệnh hơn khi hòa trộn vật chất di truyền với nhau như thế nào.

Các nghiên cứu trước đây từng hé lộ, khi con người sinh đẻ, hết thế hệ này tới thế hệ khác, sự trao đổi vật chất di truyền giữa nam và nữ đã khiến loài của chúng ta tiến hóa dần dần.

Các nhiễm sắc thể của bố mẹ - những cấu trúc giống sợi chỉ cấu thành từ các a-xít nucleic và protein tồn tại trong nhân của hầu hết các tế bào sống, mang thông tin di truyền dưới dạng các gen - tái tổ hợp để tạo ra các nhiễm sắc thể của đứa con, nhưng chúng không hòa trộn với nhau theo một cách đồng bộ.

Phát hiện tác dụng bất ngờ của 'chuyện ấy'

Quan hệ tình dục có nhiều lợi ích di truyền (Ảnh minh họa: Internet)

Các chuyên gia khám phá ra rằng, các nhiễm sắc thể tái tổ hợp thường xuyên ở một số mảng của hệ gen và ít hơn ở những chỗ khác, khiến chúng có thể mất nhiều thế hệ để rốt cuộc mới có thể kết hợp được.

Sử dụng các mẫu sinh học và dữ liệu di truyền từ các nhóm dân số khác nhau khắp toàn cầu, nhóm nghiên cứu Canada nhận thấy, các mảng của hệ gen người không tái tổ hợp thường xuyên như những mảng khác, có xu hướng chứa đựng tỉ lệ đột biến di truyền, có khả năng gây bệnh lớn hơn nhiều. Những mảng này tích tụ nhiều đột biến bất lợi hơn cho tới khi chúng tái tổ hợp, đồng nghĩa vật chất di truyền của chúng ta trở nên tồi tệ hơn trước khi tốt hơn.

Tuy nhiên, nhờ có tình dục, các đột biến gây bệnh rốt cuộc đã bị loại bỏ khỏi mã di truyền của con người. Theo tiến sĩ Philip Awadalla, người đứng đầu nghiên cứu, vì các đột biến này nằm ở các mảng ít năng động hơn của hệ gen nên quá trình có thể kéo dài tới hàng trăm thế hệ.

Tiến sĩ Awadalla nhấn mạnh, khám phá giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cách con người trở nên nhiều hoặc ít nguy cơ mắc bệnh như thế nào. Nó cũng giúp các nhà khoa học nắm rõ hơn về nơi cần tìm kiếm đột biến gây bệnh trong hệ gen người, có thể thúc đẩy việc phát hiện và nhận diện các đột biến gắn liền với hàng loạt bệnh.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!