Tâm lý người nhiễm HIV ra sao? Người nhiễm HIV có dễ bị điên không?

Xét Nghiệm - 04/28/2024

Tâm lý người nhiễm HIV ra sao? Người nhiễm HIV có dễ bị điên không? Là câu hỏi mà gia đình, người thân của người nhiễm HIV thắc mắc. Vậy thực tế như thế nào? Cần có cách cư xử ra sao với những người mắc bệnh HIV? Hãy cùng Lily & WeCare tham khảo qua bài viết sau.

Tâm lý người nhiễm HIV ra sao? Người nhiễm HIV có dễ bị điên không? Là câu hỏi mà gia đình, người thân của người nhiễm HIV thắc mắc. Vậy thực tế như thế nào? Cần có cách cư xử ra sao với những người mắc bệnh HIV? Hãy cùng Lily & WeCare tham khảo qua bài viết sau.

Tâm lý của người nhiễm HIV

1. Tâm trạng giận dữ

Người mắc HIV thường có tâm trạng giận dữ, mặt đỏ, nói to, quá mắng những người xung quanh. Lúc này người nhiễm HIV cảm thấy bất yên, đi đi lại lại hoặc có thể là im lặng một cách bất thường, tự hành hạ mình và tránh nhìn mọi người. Đôi khi trong trạng thái giận dữ, họ có các hành vi bạo lực với người khác hay tỏ ra không hợp tác. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do:

  • Tự trách mình đã làm khổ gia đình, lây cho vợ, chồng, con cái, người yêu.

  • Tức giận với người lây nhiễm cho mình.

  • Cảm thấy tức giận, xấu hổ với những hành vi mà người khác dành cho mình.

  • Tức giận với gia đình, người thân đã chối bỏ, kỳ thị.

Người nhiễm HIV cần làm gì?

  • Tìm người để tâm sự mỗi khi tức giận - người mình tin tưởng và có thể thông cảm.

  • Nghĩ tới hậu quả của việc giận dữ, điều này sẽ giúp hạn chế quá trình bực bội của bệnh nhân, lấy lại bình tĩnh.

  • Nghĩ lại kinh nghiệm trong những lần giận dữ trước và cách lấy lại bình tĩnh.

Tâm lý người nhiễm HIV ra sao? Người nhiễm HIV có dễ bị điên không?Người chăm sóc cần làm gì?

  • Chú ý tìm hiểu về nguyên nhân của sự giận dữ, từ đó có cách khuyên giải phù hợp.

  • Lắng nghe người nhiễm HIV nói ra tâm sự của mình, giúp làm tiêu tan những bực tức. Cố gắng cho thấy bạn hiểu được tình cảnh của người bị bệnh bằng cách nói ra.

  • Khi người đó đã bình tĩnh lại, nên giúp họ nhận ra hậu quả của sự giận dữ.

2. Người nhiễm HIV có tâm trạng sợ hãi và lo lắng

Nguyên nhân dẫn tới tâm trạng sợ hãi, lo lắng như sau:

  • Lo sợ cái chết của mình đã được báo trước

  • Sợ lây nhiễm cho gia đình, người thân

  • Sợ mất việc làm

  • Sợ không có thuốc chữa, không đủ tiền mua thuốc

  • Sợ bị xa lánh, kỳ thị, gia đình bỏ rơi

Người có HIV nên làm gì?

  • Chú ý tìm hiểu về các thông tin về HIV và tới các cơ sở y tế để được tư vấn, hướng dẫn cách phòng tránh lây nhiễm cho người xung quanh.

  • Tới các trung tâm tư vấn và cơ sở y tế, tư vấn, tổ chức của những người nhiễm để được giải đáp các lo lắng.

  • Tham gia vào những hoạt động thể lực và giao tiếp với người tránh để thời gian dẫn tới những suy nghĩ và lo lắng không cần thiết.

Người chăm sóc nên làm gì?

  • Người thân nên hỗ trợ về mặt tinh thần và gần gũi với người nhiễm HIV để họ luôn cảm nhận được chia sẻ.

  • Khi người nhiễm HIV ở trạng thái bình tĩnh hãy có các cử chỉ và hành động khuyến khích họ thoát ra khỏi cái bóng của sự lo lắng, sợ hãi.

  • Gợi ý một số hoạt động mà người nhiễm HIV có thể làm.

3. Tình trạng tâm lý cô đơn, tự kỳ thị

Những người nhiễm HIV thường bị gia đình, bạn bè kỳ thị. Chính vì thế cảm giác không có người chia sẻ, các trăn trở của chính người bệnh hoặc không ai hiểu mình. Lúc này họ luôn cảm thấy vô vọng, nguyên nhân là bởi:

  • Do bị người khác phân biệt, kỳ thị, xa lánh,...

  • Thấy có lỗi với bản thân, với gia đình vì sống buông thả hoặc không cẩn thận.

  • Không có người chia sẽ hoặc tâm sự những lo lắng cũng như suy nghĩ của mình hoặc không ai hiểu cho mình.

  • Họ cảm giác như là người thừa trong gia đình.

  • Cảm giác vô dụng, là gánh nặng của gia đình hoặc thấy cô đơn, vô vọng.

Người nhiễm HIV nên làm gì?

  • Người nhiễm HIV nên chủ động vượt qua cảm giác kỳ thị và cô đơn bằng cách hòa nhập vào các hoạt động của gia đình, cộng đồng, bạn bè, nơi làm việc,...

  • Tìm một công việc thích hợp với sức khỏe để đóng góp cho xã hội.

  • Gặp gỡ và nói chuyện với những người cũng nhiễm HIV.

  • Tìm ra ưu điểm cũng như khả năng vốn có của mình để phát huy.

Tâm lý người nhiễm HIV ra sao? Người nhiễm HIV có dễ bị điên không?Người chăm sóc nên làm gì?

  • Nên quan tâm và chú ý tới người có HIV, dành nhiều thời gian bên cạnh họ mặc dù họ không muốn trò chuyện.

  • Lắng nghe một cách thông cảm cũng như đảm bảo được bí mật các thông tin mà người bị HIV bày tỏ.

  • Tìm hiểu các nguyên nhân của sự kỳ thị, giúp người có HIV suy nghĩ tích cực hơn.

  • Hỗ trợ về mặt tinh thần bằng cách cung cấp các thông tin tiến bộ trong điều trị và chăm sóc. Ngoài ra còn cung cấp thông tin về những hoạt động của người nhiễm bệnh khác.

  • Hỗ trợ hoặc khuyến khích người mắc HIV gặp gỡ, trao đổi, tham gia các hoạt động cùng người nhiễm khác theo mô hình câu lạc bộ hoặc các nhóm đồng đẳng khác.

4. Buồn bã, trầm uất

  • Những người nhiễm HIV có tâm trạng buồn bã, trầm uất, nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là bởi:

  • Không có điều kiện để điều trị cũng như điều trị không đạt được kết quả như mong đợi.

  • Cảm giác bế tắc, không lối thoát, không có điều kiện để điều trị hoặc bị bỏ rơi.

  • Cảm giác mất mát về người thân, sức khỏe, công việc, tiền bạc.

  • Mất niềm tin cũng như thất vọng.

Người có HIV nên làm gì?

  • Hãy tìm cách thay đổi tâm trạng với việc xem phim, ca nhạc.

  • Tìm người tin cậy để tâm sự.

  • Xác định nguyên nhân dẫn tới trầm uất, quyết định một giải pháp cho nguyên nhân này.

  • Tìm gặp những người có thể hỗ trợ mình.

  • Nếu tự giải cứu bản thân khỏi tình trạng trầm uất mà không khỏi, hãy tới gặp bác sĩ.

  • Phòng tránh tình trạng trầm uất trở lại sau khi được chữa khỏi.

Người chăm sóc nên làm gì?

  • Thể hiện sự quan tâm chăm sóc người nhiễm HIV, mặc dù họ không muốn chia sẻ cảm xúc.

  • Chú ý khích kệ người có HIV nói ra suy nghĩ của mình, hỗ trợ tinh thần cho họ.

  • Tìm hiểu nguyên nhân để giúp người bệnh giải quyết tình trạng.

  • Hỗ trợ họ không mắc trầm uất trở lại nếu đã được chữa khỏi.

Người nhiễm HIV có dễ bị điên không?

Khi biết mình nhiễm HIV, rất nhiều người thường nghĩ rằng tất cả đã chấm hết. Đặc biệt là đối với những người bị vợ hoặc chống lây nhiễm sang, họ có tâm trạng khủng hoảng, sợ hãi, suy sụp tinh thần và thất vọng,... Các chấn động này quá nặng nề nếu không được chia sẻ, giúp đỡ dễ dẫn tới bị điên.

Chính vì thế trong giai đoạn này vai trò động viên, chia sẻ, tham vấn cũng như thái độ cư xử của gia đình, bạn bè, cộng đồng là vô cùng quan trọng, giúp người nhiễm HIV có thể hòa nhập cộng đồng, không còn tự ti, rối loạn tâm lý.

Dịch vụ xét nghiệm HIV chính xác đảm bảo giữ kín danh tính người bệnh

Với xét nghiệm HIV, hầu hết bệnh nhân đều giấu giếm, không muốn đến bệnh viện làm, một phần vì e ngại, không muốn công khai lý lịch cá nhân, sợ xã hội miệt thị, một phần vì bệnh viện nào cũng quá tải, mất thời gian chờ đợi đến lượt và ở bệnh viện có nhiều nguồn bệnh lây nhiễm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Vậy nên làm cách nào để xét nghiệm HIV không để lộ thông tin cá nhân mà cũng không cần đến bệnh viện?

Xét nghiệm tại nhà Xander đã và đang là lựa chọn của rất nhiều người đang nghi ngờ mình bị nhiễm HIV, bởi: Xander là đối tác độc quyền của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và hợp tác với các bệnh viện trung ương khác, có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế như Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Với phương châm Minh bạch tuyệt đối - Chuyên môn hàng đầu - Dịch vụ tiện lợi, Xander cam kết mang lại cho bạn dịch vụ xét nghiệm hữu ích, tiện dụng và nhanh chóng với:

  • Xét nghiệm HIV hoàn toàn ẩn danh, mọi thông tin đều được bảo mật.
  • Với xét nghiệm tại nhà ở Xander, bạn được làm xét nghiệm tại nhà, sẽ không còn phải mệt mỏi chờ xếp hàng đến lượt hay làm những thủ tục hành chính rườm rà ở bệnh viện.
  • Mẫu xét nghiệm được xử lý 100% tại phòng lab của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ươngvới các thiết bị xét nghiệm hiện đại hàng đầu cả nước cùng các bác sĩ có chuyên môn, kinh nghiệm nhiều năm làm việc.
  • Được trả kết quả tận nơi với địa chỉ bạn đã đăng kí. Ngoài ra kết quả được trả cả qua email và tra cứu trên website, tối ưu hóa thời gian chờ kết quả.
  • Hỗ trợ đặt khám tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

Tâm lý người nhiễm HIV ra sao? Người nhiễm HIV có dễ bị điên không?

Cách tính tổng giá xét nghiệm

  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu

* Giá gói xét nghiệm HIV ẩn danh của Xander được cập nhật ở cuối bài viết.

* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, vui lòng liên hệ với hotline: (024) 73049779 / 0984.999.501 để được tư vấn cụ thể.

Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30; Thứ Bảy: 06:00 - 10:00

Xem thêm:

  • Những biểu hiện bên ngoài của người mắc bệnh HIV/AIDS là gì?
  • Máu dính ở ngực, ở tay, do cứu người bị nạn. Vậy có lây AIDS không? Nếu máu bắn vào mắt thì sao?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!