Nhiều bậc phụ huynh thường chủ quan trước những biểu hiện viêm amidan mủ và cho rằng chúng không quá nguy hiểm. Tuy nhiên trên thực tế, căn bệnh này có thể đe dọa sức khỏe, thậm chí tính mạng của trẻ bằng những biến chứng như viêm phế quản, viêm khớp, thậm chí là nhiễm trùng máu.
Tổng quan về chứng viêm amidan mủ
Viêm amidan mủ (hay còn gọi là và viêm amidan hốc mủ) là tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào khu vực ngã ba đường ăn, đường thở của cổ họng, dẫn đến sự hình thành của những hốc mủ màu trắng xanh với mùi hôi khó chịu.
Viêm amidan mủ là tình trạng bệnh lý phổ biến ở trẻ em với nguyên nhân chủ yếu là do sự thiếu thích ứng với những thay đổi đột của thời tiết, sự suy giảm của hệ miễn dịch do các căn bệnh cúm, cảm, ốm, ho, hoặc do khói bụi, hóa chất và sự thiếu vệ sinh mũi họng hàng ngày gây ra.
Trẻ nhỏ khi mắc bệnh thường có các biểu hiện như mệt mỏi, sốt cao (từ 38 đến 40 độ C), họng sưng đỏ, khó ăn, khó nuốt, trong vòm họng có mủ trắng đục với mùi hôi tanh đặc trưng. Đặc biệt ở nhiều trường hợp nặng, hai bên tai của trẻ còn có thể xuất hiện các hạch, khi ấn vào thấy đau hoặc trẻ có thể cảm thấy khó thở, mất tiếng, khản giọng.
Biến chứng của viên amidan mủ ở trẻ
Nhiều bậc phụ huynh thường chủ quan trước những biểu hiện viêm amidan mủ ở trẻ nhỏ, dẫn đến những biến chứng khó lường cho sức khỏe và tính mạng của các em. Đầu tiên là có thể kể tới tình trạng viêm sưng amidan khiến trẻ uống và nuốt thức ăn một cách khó khăn, thậm chí có thể lan rộng ra cả vùng tai mũi họng, gây viêm tai giữa cho trẻ.
Trẻ cũng có thể bị viêm xoang, viêm phế quản và viêm họng nếu không được điều trịviêm amidan mủ dứt điểm. Lý do là amidan nằm ở khu vực giao cắt giữa đường nuốt thức ăn và đường thở, do đó khi ổ viêm nhiễm phát triển mà không bị ngăn cản lại, chúng có thể lây lan dần ra các khu vực xung quanh, trong đó có phế quản, họng và xoang mũi.
Không chỉ ảnh hưởng đến vùng tai – mũi – họng, viêm amidan mủ còn có thể gây viêm nhiễm trên toàn bộ các hệ thống của cơ thể như viêm khớp, thấp tim, viêm cầu thận, thậm chí là nhiễm trùng máu, đe dọa trực tiếp sức khỏe và tính mạng của trẻ nhỏ. Do đó cha mẹ không nên chủ quan và bỏ qua việc điều trị dứt điểm viêm amidan mủ cho trẻ.
Nên điều trị ra sao?
Khi thấy trẻ có những biểu hiện của viêm amidan mủ, cha mẹ cần lập tức đưa trẻ đến khám tại các trung tâm y tế, bệnh viện có chuyên khoa tai mũi họng để được các bác sĩ chuyên khoa khám, xét nghiệm và chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh. Từ đó sẽ có phác đồ điều trị và chăm sóc tối ưu để chữa dứt điểmviêm amidan mủcho trẻ.
Ở thể nhẹ với tình trạng viêm amidan không thường xuyên, trẻ thường sẽ được khuyến khích sử dụng các chế phẩm giúp tăng cường miễn dịch, thuốc kháng viêm, giảm đau theo chỉ định nghiêm ngặt của bác sĩ để kích hoạt cơ chế tự bảo vệ của cơ thể, chống lại sự phát triển và xâm nhập của yếu tố gây viêm nhiễm.
Còn ở trường hợp nặng, các bác sĩ có thể chỉ định cho trẻ nhỏ sử dụng thuốc kháng sinh với liều lượng có tính toán kỹ lưỡng để hạn chế đến mức tối đa tác dụng phụ của thuốc lên sức khỏe của các em. Việc sử dụng kháng sinh nên được thực hiện đúng liều lượng, tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để tiêu diệt tận gốc ổ viêm nhiễm, đồng thời tránh trường hợp kháng thuốc kháng sinh có thể gây hại cho trẻ em.
Riêng với những trường hợp trẻ bị viêm amidan mủ liên tiếp 3 – 4 lần/ năm, bác sĩ chuyên khoa sẽ có quyết định nên cắt amidan cho trẻ hay không để phòng tránh ổ viêm nhiễm tái phát, đồng thời cũng là để bảo vệ sức khỏe và sự phát triển sau này của các em.
Phòng ngừa thế nào?
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, do vậy cha mẹ nên chủ động phòng ngừaviêm amidan mủtrước khi căn bệnh này có cơ hội gây hại cho con em của chúng ta.
Đầu tiên là cha mẹ nên đảm bảo vệ sinh răng miệng và đường mũi họng cho trẻ một cách xuyên bằng cách chải sạch răng, súc miệng với dung dịch nước muối sinh lý hàng ngày. Khi thấy trẻ có biểu hiện nghẹt mũi, sổ mũi, cha mẹ cũng nên sử hút mũi cho trẻ bằng dụng cụ hút mũi và vệ sinh bằng nước muối để hạn chế sự phát triển cả vi khuẩn trong đường thở. Ngoài ra khi xì mũi, cha mẹ cũng không nên cho trẻ xì bằng hai mũi để phòng tránh căn bệnh viêm tai giữa. Thay vào đó cần hướng các em xì từng bên mũi một và không được xì quá mạnh để bảo vệ các mao mạch bên trong mũi.
Chủ động giữ ấm vùng ngực, chân và tay cho trẻ nhỏ khi có sự chuyển dịch đột ngột của thời tiết. Mặc dù điều hòa và máy sưởi có thể giúp trẻ ấm hơn song chúng lại thường hút đi hơi ẩm và làm không gian trở nên khô, mất đi độ ẩm tự nhiên. Do vậy cha mẹ có thể trang bị trong phòng một máy tạo ẩm không khí để đường thở của trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Ngoài ra, cũng đừng quên thường xuyên lau rửa tấm lọc khí của điều hòa để tránh các yếu tố gây ô nhiễm có thể phát tán trong không gian, làm hại sức khỏe hô hấp của trẻ.
Các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý không cho trẻ ăn đồ ăn lạnh, nước đá, kem để phòng ngừa các bệnh lý về đường hô hấp. Bên cạnh đó, khi ra đường, trẻ cũng cần được bảo vệ bằng khẩu trang để tránh các yếu tố ô nhiễm ngoài không khí như khói bụi, hóa chất, khói thuốc lá...
Mong rằng với những kiến thức trên đây, các bậc phụ huynh đã có được cho mình nhận thức đúng đắn về căn bệnh viêm amidan mủ ở trẻ cũng như cách điều trị và phòng ngừa thật hiệu quả để bảo vệ sức khỏe cho các em.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!