Bệnh trĩ được tạo thành do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ (hay sự phình tĩnh mạch) ở mô xung quanh hậu môn. Bệnh rất phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn đến nhập viện.
Những người mắc bệnh trĩ thường đi khám và điều trị rất muộn sau nhiều năm. Bởi bệnh tuy có ảnh hưởng tới cuộc sống nhưng không nặng nề nên bệnh nhân thường bỏ qua.
Bệnh ở vùng kín nên bệnh nhân thường ngại ngùng, nhất là phụ nữ. Chỉ có biểu hiện chảy máu nhiều hoặc bị sa búi trĩ thì bệnh đã ở cấp độ nặng, không thể dùng thuốc mà phải chỉ định phẫu thuật.
Về việc sử dụng các loại thuốc điều trị trĩ, ThS. Vũ Thị Tuyết Mai - Bộ Y tế cho biết: ‘Có rất nhiều thứ thuốc bôi ngoài để giảm các triệu chứng, các thuốc bôi ngoài thường dùng các chất bôi trơn, các chất làm mềm và làm dịu da, có thể kết hợp trong đó một thuốc tê để giảm đau. Khi không có nhiễm khuẩn, có thể kết hợp với corticosteroid, các chất kết hợp này chỉ có tác dụng ngắn hạn. Một số chất khác hay được kết hợp do tính chất làm dịu như: muối bismuth, kẽm oxít, resorcinol, cao cây kim mai. Đông y cũng có nhiều phương pháp giúp điều trị trĩ và táo bón hiệu quả như sử dụng: ăn rau diếp cá, đương quy, hoa hòe, củ nghệ hoặc dùng dạng thuốc viên rất tiện lợi. Thích hợp để tự điều trị bệnh trĩ khi bệnh ở mức nhẹ, có hiệu quả điều trị cao, an toàn và không lo tác dụng phụ’.
Ngoài ra, bệnh nhân trĩ cần tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, trà, ớt, tiêu. Ăn đủ chất xơ, uống nhiều nước và thường xuyên tập thể dục, thể thao như bơi lội, đi bộ.
>> Xem thêm: Hỏi - đáp về bệnh táo bón
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!