ThS Vũ Thị Tuyết Mai: Cứ 500 trẻ sinh ra thì 1 trẻ chỉ có 1 tinh hoàn

Cần biết - 05/02/2024

Có những bệnh nhân khi còn nhỏ thì chỉ có 1 bên nhưng tinh hoàn dần tự trôi xuống vị trí của nó.

ThS Vũ Thị Tuyết Mai: Cứ 500 trẻ sinh ra thì 1 trẻ chỉ có 1 tinh hoàn

Tinh hoàn là bộ phận sinh dục quan trọng nhất của nam giới, nó được hình thành khi thai nhi mới phát dục được 6-7 tuần, đến khi thai nhi ở tháng thứ 3 thì vị trí của tinh hoàn vẫn nằm ngang hông hai bên cột sống, sau đó theo với sự phát dục của thai nhi tinh hoàn mới dần dần thấp xuống, đến tháng thứ 6-7 thì nó xuống tới rãnh của xương chậu, khi đến tháng thứ 9 thì nó xuống đến âm nang, trẻ em nam khi mới sinh, nói chung đều có thể sờ thấy tinh hoàn trong âm nang.

ThS. Vũ Thị Tuyết Mai - Thạc sĩ y tế công cộng, bác sĩ đa khoa - Bộ Y tế, cho biết:

Cứ 500 trẻ được sinh ra thì 1 trẻ chỉ có 1 tinh hoàn và không thấy tinh hoàn kia. Cũng có thể tinh hoàn bị xoắn và teo mất ngay khi bé còn trong bụng mẹ. Để xác định xem bé có tinh hoàn ẩn, lạc chỗ hay không thì bạn nên đưa bé đi khám chuyên khoa nhi, các bác sĩ sẽ siêu âm cẩn thận và chẩn đoán xác định cho bé.

Bìu là nơi có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cơ thể khoảng 1 - 2°C. Tinh hoàn chỉ hoạt động bình thường khi nó nằm ở bìu. Khi tinh hoàn bị lạc chỗ thì nó không thể phát triển bình thường được và mất dần các chức năng. Tinh hoàn ẩn có thể dẫn đến teo các tế bào sản sinh ra tinh trùng vì vậy gây vô sinh; tuy nhiên các tế bào sản sinh nội tiết tố nam không bị ảnh hưởng, do vậy trẻ vẫn có ngoại hình như những trẻ trai khác.

Bé có 1 tinh hoàn nên khả năng phát triển sinh lý, sinh dục của bé không bị ảnh hưởng, nhưng khả năng sinh sản sau này của bé chưa thể chắc chắn được. Khi bé lớn lên và lập gia đình thì mới có thể biết được liệu khả năng sinh sản của bé có bị ảnh hưởng không và ở mức độ nào.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!