Cảm cúmlà bệnh thường gặp phải khi thời tiết chuyển mùa, chủ yếu vào đầu đông và đầu mùa xuân. Sự chênh lệch nhiệt độ nóng, lạnh đột ngột làm cơ thể không kịp phản ứng, giảm sức đề kháng, tạo cơ hội và điều kiện cho vi-rút xâm nhập.
Bệnh cảm cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do vi-rút cúm gây ra, dễ lây truyền nhanh chóng từ người này sang người khác, có thể gây ra đại dịch cúm. Những người bị cúm thường có triệu chứng biểu hiện như: sốt, ho khan, đau họng, chảy nước mắt, nước mũi thậm chí là buồn nôn.
Để mau chóng khỏi bệnh cảm cúm ngoài việc thực hiện đơn thuốc của bác sĩ, kiêng tiếp xúc với những bất lợi của môi trường bên ngoài như bụi bẩn, nắng gió thì người bị cúm cũng cần phải biết tránh những loại thực phẩm không tốt cho căn bệnh này.
Những thực phẩm chứa nhiều chất béo
Khi bị cảm cúm, toàn thân mệt mỏi, bạn thường ngại nấu nướng và có xu hướng tìm kiếm đồ ăn nhanh để nạp năng lượng cho mình. Tuy nhiên, hầu hết các đồ ăn nhanh như gà thịt gà rán, khoai tây chiên... đều chứa nhiều chất béo và carbohydrate. Khi cơ thể bạn bị ốm do cảm cúm, ngại vận động, tích lũy những chất béo này sẽ gây đầy bụng, khó tiêu hóa, cảm thấy khó chịu hơn.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý là không nên ăn có thực phẩm giàu chất béo khác như mỡ động vật, lạc… vì khi bạn nạp vào cơ thể sẽ tăng nhiệt, gây chán ăn và khó hạ sốt.
Khi bị cúm không nên ăn đồ ăn nhanh
Đường và muối
Những thực phẩm chứa quá nhiều đường và muối sẽ làm cho cơ thể của bạn tích nhiều nước hơn, mà không đem lại bất cứ năng lượng nào, làm chậm quá trình phục hồi sức khỏe của bạn.
Giải pháp tối ưu và khoa học cho bạn đó là nên tăng cường bổ sung nước ép trái cây, rau trộn, những thực phẩm có vị thanh nhẹ, vừa phải, không quá ngọt và cũng không quá mặn.
Thực phẩm giàu protein
Khi bị cảm cúm, việc tăng cường sức đề kháng, cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể là điều rất quan trọng. Tuy nhiên bạn cần lưu ý là phải đảm bảo ở mức độ vừa phải, cân bằng không nên dư thừa hoặc quá thiếu năng lượng.
Khi bị cảm cúm, nạp nhiều thực phẩm giàu protein như: trứng, tôm, cua, cá… khiến cơ thể nạp quá nhiều năng lượng, tác động tiêu cực đến việc hạ sốt và phục hồi sức khỏe.
Nạp nhiều protein tác động tiêu cực đến việc hạ sốt
Không dùng chất caffeine
Caffein có nhiều trong cà phê và nước soda. Trong thời gian bị cảm cúm, những người có thói quen uống cà phê và soda cần phải được loại bỏ. Vì trong soda chứa nhiều đường, có thể gây sốc glucose. Chưa kể caffeine khiến bạn tỉnh táo trong một thời gian ngắn, cơ thể không được nghỉ ngơi, sẽ càng thêm mệt mỏi và cảm cúm không được trị dứt điểm.
Cách tốt nhất là bạn nên tăng cường uống nước trái cây, đặc biệt bạn nên uống trà xanh. Trà xanh giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể đồng thời giúp khử chất caffeine. Bạn nên uống tách trà nóng mỗi ngày, tình trạng sức khỏe được cải thiện đáng kể.
Caffein khiến bạn tỉnh táo nên sẽ càng thêm mệt mỏi
Những món canh lạnh và đồ ướp lạnh
Khi bạn bị sốt không nên ăn những đồ ăn lạnh, khiến cơ thể thêm mệt mỏi, bất lợi cho việc hạ sốt. Bạn nên sử dụng những món ăn vừa chín tới, là chất lỏng thì càng tốt, thích hợp cho việc tiêu hóa và tạo cảm giác ngon miệng hơn cho bạn.
>>Xem thêm: Những ‘thần dược’ trong bếp giúp trị cảm cúm
Ảnh minh họa: Internet
Hồng Nam (TH)
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!