Thuốc bôi thủy đậu không để lại sẹo

Kiến Thức Y Học - 04/19/2024

Khi bị thủy đậu hầu như mọi người thường dùng thuốc chữa bệnh thủy đậu để ngăn chặn các triệu chứng của bệnh xảy ra đồng thời giúp hạn chế các biến chứng về sau nhất là biến chứng gây sẹo ảnh hưởng tới thẩm mỹ. Dưới đây là một số thuốc bôi thủy đậu chữa bệnh nhanh chóng không để lại sẹo bạn có thể áp dụng đúng khi bi bệnh thủy đậu.

Khi bị thủy đậu hầu như mọi người thường dùng thuốc chữa bệnh thủy đậu để ngăn chặn các triệu chứng của bệnh xảy ra đồng thời giúp hạn chế các biến chứng về sau nhất là biến chứng gây sẹo ảnh hưởng tới thẩm mỹ. Dưới đây là một số thuốc bôi thủy đậu chữa bệnh nhanh chóng không để lại sẹo bạn có thể áp dụng đúng khi bi bệnh thủy đậu.

Thuốc bôi thủy đậu không để lại sẹo

1. Các dấu hiệu nhận biết khi bị thủy đậu

Muốn điều trị dùng thuốc hiệu quả thì cần xác định mức độ của bệnh ở mức độ nào, một vài đặc điểm nhận biết bệnh thủy đậu sớm.

  • Giai đoạn đầu xuất hiện 1-2 ngày: xuất hiện các mụn bóng nước giữa nền đổ ửng hồng, mụn nước này thường mọng và xuất hiện toàn thân và trên niêm mạc kèm theo ngứa da nghiêm trọng.

  • Giai đoạn 2 xuất hiện sau 3-5 ngày: lúc này các mụn nước sẽ vỡ ra và đóng vảy, trong trường hợp bị viêm nhiễm thì các vết mụn bị loét da, có mủ trắng đục.

  • Đóng vảy vàng và rụng dần nếu điều trị đúng cách thì da sẽ hồi phục hoàn toàn không để lại sẹo hay biến chứng gì.

Hầu hết bệnh thủy đậu khá lành tính có thể khỏi hoàn toàn sau 1 thời gian khoảng 2 tuần. Nhưng cũng không được chủ quan bởi thủy đậu cũng có thể gây nên những biến chứng khó lường nếu như chăm sóc điều trị không đúng cách. Tốt nhất là nên nghe theo lời khuyên của bác sĩ.

Thuốc bôi thủy đậu không để lại sẹo

2. Thuốc bôi thủy đậu không để lại sẹo

Việc điều trị bệnh thủy đậu hạn chế để lại sẹo chủ yếu là dùng một số loại thuốc như:

  • Dùng thuốc bôi thủy đậuxanh methylen bôi ngoài da lên các vết phỏng do thủy đậu để trị nhiễm khuẩn hạn chế tình trạng viêm nhiễm lây lan da vùng da lành.

  • Dùng thuốc uống chống dị ứng: Bị thủy đậu thường gây nên những cơn ngứa ngáy vô cùng khó chịu vì vậy để hạn chế ngứa gãi vỡ mụn nước người bệnh nên dùng các thuốc kháng dị ứng histamin như: loratadine hay chlopheniramin, rantidin ....

  • Thuốc hạ sốt giảm đau trong trừng hợp bệnh nhân sốt cao.

  • Nên dùng thuốc sát khuẩn như chloramphenicol 0,4% hoặc acgyrol 1% dùng thường xuyên ngày 2-3 lần giúp làm cách virus vi khuẩn gây viêm nhiễm.

  • Thuốc kháng sinh trong trường hợp bị viêm nhiễm sẽ được bác sĩ chỉ định.

  • Trường hợp bệnh chuyển sang biến chứng viêm màng não hoặc nguy hiểm thì bệnh nhân sẽ được dùng thuốc acyclovir đường tĩnh mạch cho tác dụng nhanh hơn.

Đây là các thuốc chữa bệnh thủy đậu hay được chỉ định dùng điều trị bệnh thủy đậu mà mọi người có thể tham khảo để khắc phục bệnh nhanh nhất. Tuy nhiên cần hỏi qua ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng các thuốc điều trị để ngăn ngừa các tác dụng phụ của thuốc có thể xảy ra.

3. Một số lưu ý khi bị thủy đậu để không bị sẹo

  • Tắm nhanh bằng nước ấm tại nơi kín gió hàng ngày để giữ vệ sinh da, giảm ngứa.

  • Tránh gãi, cọ xát làm vỡ các mụn nước, bôi dung dịch Milian để ngăn ngừa bội nhiễm.

  • Không được giảm đau hạ sốt bằng Aspirine, nên dùng Paracetamol.

  • Cắt ngắn món tay, đeo bao tay nếu thấy cần thiết

  • Nếu ho nhiều, khó thở hoặc mệt nhiều, sốt cao, lơ mơ thì cần đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị.

  • Khi những mụn nước bị vỡ, chỉ nên bôi bằng thuốc xanh methylen; không được bôi mỡ tetraxiclin, penixilin hay thuốc đỏ.

  • Không tự ý uống thuốc kháng sinh.

  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng đặc biệt là các vitamin và nguyên tố vi lượng cho da thông qua chế độ ăn uống hằng ngày.

  • Quần áo, đồ dùng cá nhân của bệnh nhân cần được khử trùng bằng cách đun sôi.

Thuốc bôi thủy đậu không để lại sẹo

4. Bệnh thủy đậu cần kiêng những gì?

- Nằm trong phòng riêng, thoáng khí, có ánh sáng mặt trời, thời gian cách ly là khoảng 7 đến 10 ngày từ lúc bắt đầu phát hiện bệnh (phát ban) cho đến khi các nốt phỏng nước khô vảy hoàn toàn (người lớn phải nghỉ làm, học sinh phải nghỉ học).

- Sử dụng các vật dụng sinh hoạt cá nhân riêng biệt: khăn mặt, ly, chén, muỗng, đũa.

- Vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý.

- Thay quần áo và tắm rửa hàng ngày bằng nước ấm trong phòng tắm.

- Nên mặc quần áo rộng, nhẹ, mỏng.

- Đối với trẻ em: nên cắt móng tay cho trẻ, giữ móng tay trẻ sạch hoặc có thể dùng bao tay vải để bọc tay trẻ nhằm tránh biến chứng nhiễm trùng da thứ phát do trẻ gãi gây vỡ và làm trầy xước các nốt phỏng nước.

- Đối với người thân trong gia đình:

  • Hạn chế tiếp xúc với người bệnh: Khi cần tiếp xúc thì phải đeo khẩu trang. Sau khi tiếp xúc phải rửa tay ngay bằng xà phòng. Đặc biệt những phụ nữ đang mang thai cần tuyệt đối tránh tiếp xúc với người bệnh.
  • Vệ sinh phòng ở của người bệnh: Lau sàn phòng, bàn ghế, tủ giường, đồ chơi của người bệnh hàng ngày bằng nước Javel, hoặc dung dịch Cloramin B, sau đó rửa lại bằng nước sạch. Đối với những đồ vật nhỏ có thể đem phơi nắng.

5. Phòng tránh bệnh thủy đậu như thế nào?

Biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất chính là tạo miễn dịch chủ động bằng cách tiêm vắc-xin phòng ngừa. Vắc-xin phòng ngừa có tác dụng miễn nhiễm trong thời gian lâu dài gần như suốt đời, tính an toàn cao và ít tác dụng phụ.

Thuốc bôi thủy đậu không để lại sẹo

Tiêm đầy đủ 2 mũi vắc-xin phòng bệnh thủy đậu, mũi thứ nhất tiêm lúc trẻ 1 tuổi và mũi tiêm nhắc lại lúc 4 tuổi. Người lớn có thể tiêm vắc-xin bất cứ lúc nào nếu chưa mắc bệnh lần nào.

Tạo miễn dịch thụ động bằng cách tiêm globin miễn dịch (VZIG hay HZIP) cho người bị suy giảm miễn dịch sau khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Biện pháp này thường áp dụng cho: trẻ dưới 15 tuổi bị suy giảm miễn dịch và chưa từng bị bệnh, trẻ sơ sinh có mẹ bị bệnh trong vòng 5 ngày trước hoặc 2 ngày sau sinh.

Cần cách ly bệnh nhân bị thủy đậu trong 7 – 10 ngày để tránh bệnh lây lan sang người khác. Tuy nhiên, việc cách ly không đảm bảo tuyệt đối rằng những người khác không bị lây, vì virus có thể bị lây nhiễm từ trước đó.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!