Tổ chức Y tế Thế giới ước tính, các rối loạn ám ảnh (OCD) là một trong 20 nguyên nhân hàng đầu gây khuyết tật liên quan đến bệnh tật cho những người trong độ tuổi từ 15 đến 44.
OCD có tác động đáng kể đến chất lượng cuộc sống và có thể làm giảm đáng kể mức độ hoạt động người bệnh.
Trong khi đó, tỷ lệ ám ảnh sợ xã hội có xu hướng gia tăng với tỷ lệ tăng lên khoảng 14% trong độ tuổi vị thành niên. Ám ảnh xã hội ngày càng trở nên phổ biến hơn ở phụ nữ so với nam giới trong độ tuổi vị thành niên và trưởng thành
Liên tiếp những vụ việc quấy rối tình dục gây nhiều bức xúc dư luận xảy ra trong thời gian gần đây như: Thầy giáo bị tố dâm ô học sinh ở Bắc Giang; một bé gái bị xâm hại ở vườn chuối ở huyện Chương Mỹ; hay mới đây nhất là vụ một bé gái khi đi thang máy đã bị một người đàn ông lao vào sàm sỡ....
Những vụ việc đau lòng này gióng lên hồi chuông đáng báo động trong việc đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ, bảo vệ trẻ khỏi những hành vi thú tính. Xâm hại tình dục trẻ em được coi là tội ác và cần thiết phải có chế tài xử lý nghiêm những kẻ gây ra tội ác ấy.
Ở khía cạnh y tế - sức khỏe, các bác sĩ cho biết, những trẻ từng bị quấy rối, xâm hại tình dục thường rất dễ gặp phải các rối loạn stress sau sang chấn.
Theo TS.BS Dương Minh Tâm, các sang chấn tâm lý thường gặp phải khi bản thân bị hành hạ hoặc chứng kiến người thân bị hành hạ. Những hình ảnh đó tiếp nhận đầy đủ trong đầu người bị lạm dụng hoặc người chứng kiến dẫn đến những trải nghiệm cảm xúc kinh sợ gắn sâu hết vào tâm trí.
TS.BS Dương Minh Tâm.
'Ngay sau khi trẻ bị quấy rối, xâm hại tình dục, trẻ luôn bị ám ảnh bởi những hình ảnh, cảm xúc đáng sợ đó khi đang học tập, làm việc, kể cả khi ngủ hay trong giấc mơ.
Những hình ảnh, trải nghiệm đó làm cho bệnh nhân sợ hãi, mất tập trung, người bệnh buồn phiền, xấu hổ, mất tự tin, bênh nhân thu mình, dẫn đến ức chế tư duy để phát triển. Tình trạng đó cứ kéo dài âm thầm gây tổn hại đến sức khỏe, người bệnh cảm thấy không lối thoát' - TS. Tâm nói.
Hiện nay, việc chẩn đoán, điều trị các bệnh nhân rối loạn stress, rối loạn lo âu, trầm cảm.... nói chung đã khó, ở những bệnh nhân từng bị lạm dụng, quấy rối hoặc xâm hại tình dục thì càng khó khăn hơn rất nhiều.
Bởi lẽ người bệnh khó nói ra nguyên nhân dẫn đến bệnh, khó nói về việc mình đã gặp phải trong quá khứ dẫn đến sợ hãi như thế nào. Và khi không nói rõ nguyên nhân thì chỉ chữa triệu chứng bên ngoài sẽ không giải quyết được vấn đề, bệnh không khỏi mà còn làm bệnh ngày càng nặng và càng nguy hiểm - chuyên gia sức khỏe tâm thần phân tích.
Trong thực tế quá trình điều trị, các bác sĩ gặp phải rất nhiều trường hợp như vậy. Bệnh nhân nhiều năm trời sống thu mình lại, không chia sẻ bất cứ điều gì, chỉ đến khi họ thật sự tin tưởng bác sĩ, thân với bác sĩ hơn cả người thân trong gia đình thì họ mới dám kể về những ký ức mà họ giấu kín không cho ai biết. Lúc này, mọi lo lắng sợ hãi mới được giải tỏa, bác sĩ mới có thể điều trị hiệu quả cho người bệnh được.
Xâm hại tình dục trẻ em là tội ác. Ảnh Internet.
Muốn bảo vệ trẻ, cha mẹ không nên mặc cảm, giấu diếm
Cũng theo TS. Tâm, tùy vào mức độ sang chấn tâm lý, các bác sĩ sẽ kết hợp những biện pháp khác nhau. Có những trường hợp phải cho bệnh nhân kể lại với những cảm xúc đầy đủ như lúc bị hại, dần dần trị liệu thay thế bằng những cảm xúc tích cực, làm nhiều lần như vậy giúp thay đổi cảm xúc của người bệnh, sẽ làm triệu chứng bớt dần.
TS. Tâm cũng đưa ra khuyến cáo, để phòng tránh trẻ bị xâm hại tình dục thì cha mẹ và nhà trường cần dạy các kỹ năng cho trẻ để tự bảo vệ mình. Ví dụ như: Đến tuổi nào trẻ có thể vô tư chơi với bố mẹ, anh em; Tuổi nào chỉ bố, mẹ mới được chạm vào con; Hành vi như nào được gọi là xâm hại tình dục…
Có một thực tế hết sức đau lòng là đa số các trường hợp xâm hại trẻ em lại đến từ người thân quen, người đã biết mặt, họ là chú, dượng, anh, em, hàng xóm, bạn của bố mẹ.... cho nên cần hết sức cảnh giác với cả người thân quen.
Với trẻ đã bị xâm hại tình dục thì dựa vào tiêu chuẩn pháp luật, trẻ bị xâm hại phải được bảo vệ, cha mẹ không nên che giấu mà cần lên án hành động sai trái của kẻ ác, báo với các cơ quan chức năng để bảo vệ con mình cũng như những đứa trẻ khác…
Tùy vào mức độ tổn thương của trẻ mà cha mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ, đưa trẻ đi gặp chuyên gia tâm lý để trị liệu giúp trẻ khắc phục tình trạng sang chấn tâm lý. Có như vậy mới đồng hành và giúp con vượt qua trở ngại tâm lý khó khăn này.
Viện KSND Tối cao khẳng định xử nghiêm vụ người đàn ông sàm sỡ bé gái trong thang máy
Trả lời trên báo chí liên quan đến vụ việc người đàn ông (được cho là Nguyễn Hữu Linh - Nguyên Phó Viện trưởng Viện KSND TP. Đà Nẵng) sàm sỡ một bé gái tại chung cư ở TP.HCM, Viện KSND Tối cao khẳng định, nếu xác định ông Nguyễn Hữu Linh có hành vi như dư luận phản ánh thì sẽ xử lý nghiêm.
Người phát ngôn của Viện này cho hay, ngay sau khi dư luận phản ánh về trường hợp ông Nguyễn Hữu Linh, đơn vị đã yêu cầu Viện KSND TP.HCM báo cáo. Sau đó, VKSND TP.HCM đã có báo cáo và xác định, ông Nguyễn Hữu Linh là cán bộ của ngành kiểm sát TP. Đà Nẵng nghỉ hưu từ năm 2018. Trong thời gian còn công tác, ông Linh từng giữ chức vụ Phó Viện trưởng Viện KSND TP. Đà Nẵng.
Tiếp đó, Viện KSND Tối cao đã có văn bản gửi VKSND TP.HCM yêu cầu phối hợp chặt chẽ với Cơ quan CSĐT Công an quận 4 và Công an TP.HCM để giải quyết nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật và bảo vệ quyền trẻ em.
Đại diện Viện KSND Tối cao cũng cho rằng, Viện không bao giờ bao che cho các cán bộ, kiểm sát viên đương chức nếu có hành vi vi phạm pháp luật. Đối với trường hợp của ông Linh, dù đã nghỉ hưu nhưng cũng không ngoại lệ trong việc xử lý...
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!