Me rừng – ít ai biết được đây là loài cây có tác dụng chữa tiểu đường rất tốt. Đó là lý do vì sao người dân vùng cao thường xem chúng như một loại dược liệu quý. Hôm nay, Lily & WeCare sẽ giúp bạn tìm hiểu cách dùng me rừng trị tiểu đường nhé!
Me rừng và tính năng của me rừng
Cây me rừng là loại cây thường mọc ở chỗ sáng, chiều cao trung bình từ 5 đến 7 mét. Lá nhỏ và được xếp sít nhau thành hai dãy và đối xứng với nhau qua cọng lá. Cây ra hoa vào khoảng tháng 4 – 5 hằng năm, hoa nhỏ có màu vàng và mọc thành tán. Quả có hình cầu, to bằng quả táo và có nhiều khứa nhưng rất mờ.
Tất cả các bộ phận cây me như quả, lá, vỏ và rễ đều có tác dùng làm thuốc. Có thể thu hoạch me rừng hằng năm. Theo đó, quả được thu hái vào mùa thu đông, dùng tươi hoặc có thể bảo quản bằng cách phơi khô. Đầu mùa thu, là thời điểm tốt nhất để thu hoạch lá me. Vỏ và rễ cây me có thể thu hoạch quanh năm.
Me rừng.
Theo đông y, quả me rừng có vị chua xen lẫn vị ngọt và chát, có tính mát, với công năng sinh tân, lợi tiểu, tiêu viêm, hạt nhiệt, nhuận phế hóa đờm. Quả được dùng trong trị cảm, sốt, đau họng, nhức răng, chảy máu chân răng, viêm lợi, khô miệng, thiếu vitamin C và trị tiểu đường. Ngoài ra ở Ấn Độ, người ta sử dụng quả me rừng khô để trị xuất huyết, thiếu máu, vàng da và chứng khó tiêu, ỉa chảy.
Lá cây me rừng có vị cay, tính bình, có tác dụng lợi tiểu, dùng làm thuốc trị thũng, viêm da và mẫn ngứa. Ngoài ra lấy lá me nấu nước tắm có thể phòng và trị các bệnh ngoài da. Vỏ cây me có tác dụng thu liễm. Hoa có tính năng làm mát gan, hạt nhiệt, nhuận tràng. Rễ me rừng có vị đắng chát, dùng làm thuốc trị cao huyết áp, đau thượng vị, viêm ruột, lao và bệnh bạch tuyết,...
Bài thuốc dùng me rừng trị tiểu đường
Bệnh tiểu đườnglà một căn bệnh rất phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Đây được xem là căn bệnh khó chữa. Tuy nhiên, bạn cũng cần phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách để nhanh chóng giảm đi lượng đường có trong máu. Tránh để bệnh phát triển nặng dẫn đến các biến chứng khó lường gây nguy hiểm cho sức khỏe cũng như tổn thất về mặt tài chính. Dưới đây, Lily & WeCare xin giới thiệu đến bạn đọc bài thuốc me rừng trị tiểu đường.
Nguyên liệu:
Gồm quả me rừng và muối ăn.
Chế biến:
- Cách 1: Bạn có thể dùng quả me tươi, đem rửa sạch rồi ướp với muối.
- Cách 2: Bạn có thể đem nấu sôi quả me cho đến khi chín, sau đó ướp với muối.
Cách dùng:
- Mỗi ngày, người bệnh nên ăn từ 15 - 20 gam me đã được ướp với muối.
- Có thể ăn ngay quả me vừa mới ướp, hoặc đem pha với nước rồi dùng.
Sử dụng me rừng ngâm với muối để chữa tiểu đường.
Bật mí các món ăn, bài thuốc chữa tóc bạc sớm hiệu quả
Chia sẻ kinh nghiệm sử dụng thuốc Vidatox 30CH để điều trị ung thư phổi
Đeo khẩu trang y tế có phòng chống được bệnh quai bị hay không?
Cách điều trị bệnh á sừng, viêm da cực hiệu quả bằng lá trầu không
Chia sẻ câu chuyện nhổ 4 chiếc răng khôn tại bệnh viện Việt Nam – Cuba
Một số bài thuốc điều trị bệnh khác từ me rừng
Bài thuốc điều trị bệnh cảm sốt: Mỗi ngày dùng 10 - 30 gam quả me rừng, sắc lấy nước, chia nhỏ ra uống thành nhiều lần.
Bài thuốc trị nước ăn chân: Lấy quả me rừng giã, ép lấy nước bôi vào chỗ chân bị nước ăn.
Bài thuốc trị rắn cắn: Lấy vỏ cây me rừng giã, pha chút nước, ép lấy nước uống, phần bã đắp vào nơi rắn cắn và lấy băng cố định lại.
Bài thuốc chữa phù thũng, viêm da, ngứa: Dùng 10 - 30 gam quả me rừng, 15 – 30 gam vỏ cây me, 10 – 20 gam lá me, sắc lấy nước uống, mỗi ngày 1 thang, chia là nhiều lần uống.
Bài thuốc điều trị cao huyết áp: Dùng 15 – 30 gam rễ cây me rừng sắc lấy nước uống trong ngày.
Me rừng trị tiểu đường – Hi vọng với chia sẻ trên đây, bạn đọc có thể bổ sung thêm cho mình vốn kiến thức hữu ích cũng như tìm kiếm cho mình giải pháp điều trị bệnh tiểu đường phù hợp nhất.
Chú ý: Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, người đọc cần cân nhắc trước khi áp dụng.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!