Trẻ bị chân tay miệng nên bôi thuốc gì?

Xét Nghiệm - 05/06/2024

Chân tay miệng là căn bệnh dễ mắc ở trẻ em. Trẻ bị chân tay miệng nên bôi thuốc gì? đây là điều các bậc phụ huynh luôn quan tâm. Hãy cùng Lily & WeCare tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Chân tay miệng là căn bệnh dễ mắc ở trẻ em. Trẻ bị chân tay miệng nên bôi thuốc gì? đây là điều các bậc phụ huynh luôn quan tâm. Hãy cùngLily & WeCare tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Tại sao trẻ lại bị chân tay miệng?

Bệnh chân tay miệng do 2 loại virus Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71. Hai loại virus này lây qua đường miệng, qua các chất tiết mũi miệng, phân hay bọt nước từ trẻ bị bệnh sang trẻ không bị bệnh.

Bệnh chân tay miệng xuất hiện vào mùa hè kéo dài đến lúc trẻ nhập học tại trường thì nguy cơ lây lan tăng lên. Bởi thời điểm này, bệnh chân tay miệng dễ dàng lây lan từ trẻ này sang trẻ khác qua các chất tiết mũi, miệng, phân hay bọt nước. Ngoài ra, bệnh chân tay miệng còn lây cho trẻ qua bàn tay chăm sóc của các thầy cô bảo mẫu.

Trẻ bị chân tay miệng nên bôi thuốc gì?

Biểu hiện của bệnh chân tay miệng ở trẻ như thế nào?

Nhiều người thường nhầm bệnh chân tay miệng với bệnh thủy đậu, sởi, sốt phát ban. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần phải biết biểu hiện của bệnh chân tay miệng ở trẻ như thế nào để kịp thời điều trị.

Biểu hiện của chân tay miệng như

Bệnh chân tay miệng thường xuất hiện trong vòng 3-7 ngày sau khi nhiễm virus.

- Sốt kéo dài trong khoảng 24-48 tiếng . Trẻ có những biểu hiện như viêm đường hô hấp trên : sốt nhẹ, đau họng, chảy dãi, biếng ăn. Những biểu hiện này khiến nhiều bậc phụ huynh nghĩ rằng con đang có dấu hiệu mọc răng. Vì vậy, họ thường chủ quan bỏ qua dấu hiệu đầu tiên của bệnh chân tay miệng.

- Sau đó một, hai ngày trẻ sẽ xuất hiện nốt ban đỏ mà khởi phát là từ trong miệng, môi, lợi, lưỡi. Tiếp theo là các nốt ban nổi ở tay, chân và các vùng khác trên cơ thể. Các nốt ban dạng chấm đỏ, dễ nhầm với sởi hoặc sốt phát ban.

- Các nốt bắt đầu phỏng nước, lúc này các bé thường sốt nhẹ và nốt phỏng bắt đầu vỡ ra. Đây là nguyên nhân dẫn tới bé lười ăn, bỏ bú và quấy khóc.

- Sốt cao, ngủ khó đánh thức, ngủ hay giật mình, có cơn co giật, run tứ chi có thể bé đã gặp phải các biến chứng nguy hiểm như: viêm màng não, phù phổi cấp và các bậc phụ huynh phải đưa trẻ tới cơ sở y tế ngay.

Bệnh chân tay miệng nguy hiểm không?

Bệnh chân tay miệng có khả năng tái đi tái lại rất nhiều lần và hiện tại chưa có thuốc đặc trị. Nguyên nhân là do virus với 16 chủng khác nhau.

Trẻ bị chân tay miệng nếu để lâu và không chữa kịp thời sẽ có nguy cơ biến chứng sang viêm màng não virus. Trẻ bị tê liệt viêm não, thậm chí là tử vong. Tuy nhiên tỉ lệ trẻ bị tử vong khi mắc chân tay miệng chỉ rất ít, do bố mẹ không có kiến thức về căn bệnh chân tay miệng này.

Trẻ bị chân tay miệng nên bôi thuốc gì?

Các bộ phận mắc bệnh như: miệng, chân, tay, lưỡi, các vùng trên cơ thể. Sau đó, các nốt ban này sẽ dần hình thành dạng phỏng nước và gây ngứa cho trẻ.

Bố mẹ khi thấy trẻ có nốt trên các bộ phận kể trên không được tự ý bôi thuốc cho con. Hãy đưa con tới cơ sở y tế gần nhất để khám và dùng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Bôi thuốc sẽ dẫn đến biểu hiện bệnh tạm thời thuyên giảm, các vết loét có thể bị tổn thương và khó điều trị hơn. Đặc biệt bố mẹ không được dùng cồn để sát khuẩn bởi chúng sẽ gây ra hiện tượng loét lâu khỏi.

Thường thì khi đi khám bé sẽ được bác sĩ chỉ định dùng dung dịch sát khuẩn nhẹ cho da như xanhmethylen, milian,... và niêm mạc như zytee, kamistad,... khi có các vết loét trên da

Trẻ bị chân tay miệng nên bôi thuốc gì?

Những cách chăm sóc trẻ bị chân tay miệng

Việc sử dụng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ là quan trọng. Đồng thời, các bậc phụ huynh nên biết cách chăm sóc trẻ bị chân tay miệng như:

  • Khi phát hiện trẻ bị tay chân miệng cần thực hiện cách ly bé với các trẻ khác để tránh lây nhiễm. Đồng thời nên đưa trẻ đến các trung tâm y tế để được tư vấn về tình trạng bệnh.
  • Mẹ chú ý rửa tay sạch với xà phòng trước khi nấu ăn, cho con ăn, sau khi tiếp xúc với trẻ và sau khi đi vệ sinh.
  • Rửa sạch tay cho trẻ bằng xà phòng trước và sau khi đi vệ sinh
  • Lau nhà, ngâm đồ chơi, quần áo của trẻ bằng dung dịch Cloramin B 2% hoặc các dung dịch khử trùng khác.
  • Không nên kiêng nước mà ngược lại cần tắm rửa sạch sẽ cho trẻ bằng nước sạch và xà phòng để hạn chế nguy cơ bị bội nhiễm.
  • Tiệt trùng các vật dụng ăn uống hàng ngày của trẻ như bát, thìa
  • Cho trẻ ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, thức ăn lỏng. Sau bữa ăn nên cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý.

Chân tay miệng là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Phụ huynh nên chủ động tìm hiểu những biểu hiện của bệnh chân tay miệng, cách phòng ngừa bệnh chân tay miệng. Khi trẻ có dấu hiệu bị chân tay miệng, cha mẹ tuyệt đối không tự ý cho con uống thuốc. Hãy đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế để khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Xét nghiệm bệnh tay chân miệng tại nhà với Xander

Một vấn đề cần lưu ý là hiện nay, chưa có vacxin và thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh tay chân miệng ở trẻ em, do đó, nguyên tắc an toàn nhất khi phòng dịch chính là hãy đảm bảo con bạn ở trong môi trường không có trẻ em mắc bệnh tay chân miệng, tránh để trẻ tiếp xúc va chạm với những trẻ mắc bệnh khác. Khi người lớn phát hiện bệnh phát tiết ở trẻ, thì nên có hướng xử lý nhanh chóng và thông báo ra cộng đồng. Khi phát hiện những dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ, thì việc đứa bé đi khám nên là việc làm được ưu tiên hàng đầu. Đặc biệt, khi tình hình dịch bệnh diễn biến theo chiều hướng xấu, các bệnh viện quá tải bệnh nhân xét nghiệm thì khách hàng có xu hướng lụa chọn dịch vụ xét nghiệm tại nhà vì tính an toàn và sự nhanh chóng.

Lợi ích khi làm xét nghiệm tại nhà của Xander

  • 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

  • Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.

  • Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.

Trẻ bị chân tay miệng nên bôi thuốc gì?

Giá gói xét nghiệm bệnh tay chân miệng

  • Tổng phân tích nước tiểu: 35,000 đồng
  • Công thức máu: 69,000 đồng
  • CRP định lượng: 88,000 đồng
  • Xác định Enoterovirus và EV71 bằng RT-PCR: 1,125,000 đồng

Tổng: 1,317,000 đồng

Cách tính tổng giá xét nghiệm

  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu

Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại:(024) 73049779 / 0984.999.501

Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30; Thứ Bảy: 06:00 - 10:00

Xem thêm:

  • Cảnh giác, bệnh tay chân miệng vào mùa!
  • 5 sai lầm khi chăm sóc trẻ mắc bệnh tay chân miệng

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!