Trẻ bị thủy đậu phải làm gì? Luôn là điều nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Khi trẻ bị thủy đậu có phải kiêng gì không? thực phẩm nào dành cho người bị thủy đậu... Cùng Lily & WeCare tìm câu trả lời dưới bài viết sau đây.
Bệnh thủy đậu là gì?
Bệnh thủy đậu do virus Varicella zoster gây ra. Chủ yếu lây lan ở trẻ nhỏ.
Biểu hiện của thủy đậu ở trẻ nhỏ như thế nào?
- Bệnh thủy đậu sẽ xuất hiện 10 - 14 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh. Lúc này, thủy đậu thường có những biểu hiện như: mụn nước, mụn nước nổi ở vùng đầu mặt, chân, tay, thân, mụn nước xuất hiện rất nhanh trong vòng 12-24h. Mụn nước có kích thước 1-3 mm đường kính, chứa dịch trong.
- Bệnh nhân bị thủy đậu thường kèm theo sốt nhẹ, biếng ăn, sốt cao, đau đầu, đau cơ, nôn ói, cảm giác ngứa ngáy.
- Bệnh thủy đậu ở trẻ em sẽ kéo dài 7-10 ngày nếu không có biến chứng, các nốt sẽ khô dần, bong vảy, thâm da nơi nổi mụn nước, không để lại sẹo, nhưng nếu nhiễm trùng mụn nước có thể để lại sẹo.
Con đường lây lan bệnh thủy đậu ở trẻ nhỏ như thế nào?
- Lây trực tiếp qua con đường tiếp xúc giữa người bệnh với người thường.
- Lây qua những giọt nước nhỏ trong không khí từ miệng hay mũi của một người nhiễm bệnh với một người không.
- Lây qua con đường tiếp xúc quần áo, vải trải giường bị ô nhiễm bởi chất dịch từ ban ngứa hoặc tiếp xúc từ miệng hay mũi của bệnh nhân.
Trẻ bị thủy đậu phải làm gì?
1. Giữ vệ sinh sạch sẽ
Trẻ bị thủy đậu, cha mẹ nên vệ sinh sạch sẽ cho con để tránh nhiễm khuẩn. Mẹ vẫn tiến hành tắm và lau cho trẻ bằng nước ấm. Sau khi lau, tắm xong nên dùng vải thô sạch thấm khô da cho trẻ rồi mặc quần áo rộng, thoáng. Khi có nhiều nốt phỏng vỡ hoặc có dấu hiệu bất thường, cần cho trẻ đi bệnh viện để được điều trị đề phòng nhiễm khuẩn, nhiễm độc và biến chứng nguy hiểm.
Trường hợp trẻ có vài nốt thủy đậu bị vỡ, mẹ nên dùng nước oxy già để rửa, dùng bông vô trùng thấm khô. Sau khi dùng xong, bạn nên bỏ bông vào túi nilong buộc kín, cho vào nước đun sôi để diệt mầm bệnh, tránh lây lan.
Phụ huynh nên tránh để trẻ gãi các mụn nước vì tăng nguy cơ nhiễm trùng, thậm chí cần cắt ngắn móng tay hoặc đeo găng tay cho trẻ. Mẹ cũng chú ý đến vệ sinh cá nhân sạch sẽ và tìm cách giảm ngứa cho trẻ.
2. Chữa thủy đậu bằng thuốc
Chữa thủy đậu cho trẻ bằng thuốc sẽ khiến bệnh nhanh khỏi và không có biến chứng. Để tránh thủy đậu vỡ ra và làm dính vào mắt, phụ huynh nên nhỏ mắt, mũi bằng thuốc sát khuẩn như chloramphenicol 4 phần nghìn hoặc argyrol 1 % (bôi từ 3-4 lần/ngày), kem acyclovir 3%..
Bôi kem acyclovir 5% để giảm ngứa, hạn chế thương tổn và bội nhiễm. Những trường hợp nặng, cho uống acyclovir. Khi nốt phỏng vỡ, bôi thuốc xanh methylen để giảm đau nhức và làm lành nhanh nốt phỏng vỡ; không được bôi mỡ tetracyclin, mỡ penicillin hay thuốc đỏ.
Cách chữa thủy đậu cho trẻ nhanh và hiệu quả, ngoài dùng thuốc bôi thủy đậu các bậc phụ huynh cần phải giữ cho chân tay bé thật sạch, cắt móng chân móng tay; trẻ nhỏ mới sinh cần phải có bao tay, phấn rôm vô khuẩn khắp người để trẻ đỡ ngứa; tránh gãi làm nốt phỏng bị vỡ, bội nhiễm vi khuẩn.
3. Giảm đau và sốt khi trẻ lên thủy đậu
Trường hợp trẻ bị đau hay bị sốt, bậc phụ huynh có thể cung cấp cho trẻ một loại thuốc giảm đau nhẹ như paracetamol hoặc ibuprofen. Cha mẹ sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ. Đặc biệt mẹ không được sử dụng aspirin vì thuốc này khi điều trị thủy đậu có thể gây ra tác dụng phụ nguy hiểm.
4. Cho trẻ sinh sống trong môi trường thoáng mát
Môi trường sống ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là nhưng bé bị thủy đậu. Môi trường thoáng mát giúp trẻ thoải mái hơn, không còn ngứa ngáy khó chịu vì mùi mồ hôi.
Cha mẹ khi chăm sóc con bị thủy đậu cần bảo vệ sức khỏe của mình bằng việc dùng khẩu trang y tế , tránh tiếp xúc với nốt phỏng của trẻ. Sau khi tiếp xúc với quần áo của trẻ, phải rửa sạch tay bằng xà phòng. Áo quần, khăn mặt của bé cần được ngâm giặt bằng xà phòng, phơi nắng và là khô.
Đối với phụ nữ mang thai cần tránh xa trẻ bị thủy đậu. Nếu lây thủy đậu khi mang thai sẽ ảnh hưởng tới thai nhi.
5. Tiêm vacxin phòng thủy đậu cho trẻ
Trẻ từ 12 tháng tuổi – 12 tuổi: tiêm một mũi duy nhất (tiêm dưới da 0,5 ml).
Trẻ từ 13 tuổi trở lên và người lớn: tiêm 2 mũi, mũi thứ hai cách mũi đầu 6-10 tuần.
Ba mẹ cần lưu ý rằng trẻ bị bệnh sẽ có nguy cơ truyền nhiễm cho đến khi mụn nước mới đã ngừng xuất hiện và cho đến khi tất cả các mụn nước đã đóng vảy. Do đó, những trẻ bị thủy đậu nên được nghỉ ngơi ở nhà, vừa để bệnh mau lành và để tránh truyền nhiễm cho các bé khác.
Nên hay không tắm cho trẻ bằng nước dừa?
Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sốt cho mẹ
Bí kíp giúp mẹ tắm cho trẻ 3 tháng tuổi chuẩn như y tá
Thuốc đặt qua hậu môn dùng để làm gì và cách sử dụng như thế nào?
Bạn có biết: Thạch cao làm thuốc trong Đông y
Thủy đậu có để lại biến chứng cho trẻ không?
Thủy đậu không phải là bệnh ác tính, nguy hiểm. Tuy nhiên nó vẫn để lại biến chứng cho người bệnh nếu không điều trị kịp thời
Biến chứng nhẹ của bệnh thủy đậu là nhiễm trùng da nơi mụn nước, nặng hơn vi khuẩn có thể xâm nhập từ mụn nước vào máu gây ra nhiễm trùng máu, viêm phổi, viêm não, viêm tiểu não.
Sau một khoảng thời gian 10,20,30 năm sau,khi điều kiện sức đề kháng kém hay yếu tố khác, vi khuẩn này sẽ tái hoạt động trở lại và gây bệnh zona.
Phụ nữ mang thai bị thủy đậu có thể dẫn tới sẩy thai, dị tật, sẹo bẩm sinh. Đối với những tháng sắp sinh,sau sinh trẻ bị lây bệnh sẽ bệnh rất nặng với mụn nước nổi rất nhiều và dễ bị biến chứng viêm phổi, viêm đường hô hấp
Trẻ bị thủy đậu các bậc cha mẹ cần giữ vệ sinh thật sạch cho bé;vệ sinh môi trường sống sạch và thoáng mát; bôi thuốc chữa thủy đậu... Với những chia sẻ vừa rồi,Lily & WeCare chúc các bậc phụ huynh chủ động phòng tránh thủy đậu cho con. Khi con em bị thủy đậu, hãy chăm sóc cho con theo hướng dẫn của bác sĩ.
Xem thêm:
- Dấu hiệu thủy đậu ở trẻ em và người lớn
- Những cách phòng tránh bệnh thủy đậu bạn nên biết
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!