Trẻ bụ bẫm cũng có nguy cơ cao mắc bệnh còi xương

Bạn Cần Biết - 05/04/2024

Bệnh còi xương có diễn biến khá phức tạp chứ không đơn giản như các mẹ bỉm sữa vẫn suy nghĩ. Bé có thể bụ bẫm, ăn đều, cân nặng đạt chuẩn nhưng vẫn có nguy cơ mắc bệnh còi xương như thường. Cùng Lily & WeCare tìm hiểu tại sao qua bài viết dưới đây.

Bệnh còi xương có diễn biến khá phức tạp chứ không đơn giản như các mẹ bỉm sữa vẫn suy nghĩ. Bé có thể bụ bẫm, ăn đều, cân nặng đạt chuẩn nhưng vẫn có nguy cơ mắc bệnh còi xương như thường. Cùng Lily & WeCare tìm hiểu tại sao qua bài viết dưới đây.

Vì sao trẻ bụ bẫm vẫn mắc bệnh còi xương?

Đầu tiên các mẹ bỉm sữa cần làm rõ rằng: còi xương là bệnh do bé bị rối loạn hấp thu calci và photpho dẫn đến nguy cơ làm biến dạng khung xương cơ thể. Điều này không liên quan tới với bé vẫn ăn uống ngon miệng và tăng cân đều đặn. Vì có thể bé vẫn ăn uống nhưng lượng khẩu phần ăn của bé không đủ calci, hoặc lượng vitamin D bé hấp thu không đủ để calci chuyển hoá. Chất dinh dưỡng bé hấp thụ hàng ngày được dùng để “nuôi thịt” chứ không phải nuôi dưỡng xương nên bé trông béo khoẻ vẫn có nguy cơ cao mắc bệnh còi xương thể bụ bẫm.

Nguyên nhân dẫn tới bệnh còi xương

Trẻ bị còi xương là do trong cơ thể bé thiếu calci hoặc calci tồn trữ trong cơ thể nhưng không được chuyển hoá hết khiến xương bé phát triển chậm hơn so với độ tuổi, xương bị mềm hoặc yếu xương.

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh còi xương mà có thể nó đến từ những hành động vô tâm trong quá trình chăm sóc con của cha mẹ.

Bé cần một lượng vitamin D nhất định mỗi ngày để chuyển hoá calci mà vitamin này chỉ có thể hấp thu bằng cách tắm nắng. Nếu cha mẹ ít cho con tắm nắng thì dù ăn uống đầy đủ và mập mạp bé vẫn có nguy cơ mắc bệnh còi xương thể bụ bẫm.

Những tháng đầu bé hấp thu chất dinh dưỡng chủ yếu qua sữa mẹ nên mẹ cần ăn đủ chất để cung cấp cho con. Những bà mẹ kiêng ăn để giảm cân, cho con bú sữa ngoài quá sớm có thể khiến bé bị còi xương do không nhận đủ dinh dưỡng cần thiết.

Những đứa trẻ bị ép ăn dặm quá sớm (khoảng tháng thứ 4 – tháng thứ 6) cũng dễ bị còi xương.

Trẻ bụ bẫm cũng có nguy cơ cao mắc bệnh còi xương

Trẻ bị ép ăn dặm sớm cũng dễ bị còi xương.

Trẻ sinh vào mùa đông cũng có thể bị còi xương do thời điểm này không có nắng, bé không hấp thu được vitamin D qua da. Mẹ lại không chú ý bổ sung vitamin D3 cho con trong chế độ ăn nên bé có thể bị còi xương từ nhỏ.

Trẻ bị bệnh còi xương thể bụ bẫm có nguyên nhân mắc bệnh giống với tất cả trẻ khác. Nên nếu cha mẹ muốn phát hiện sớm bệnh này hãy căn cứ vào các biểu hiện còi xương mà những trẻ khác vẫn có.

Cách phòng tránh bệnh còi xương

Bệnh còi xương chủ yếu đến từ nguyên nhân không nhận được đủ calci, photpho và các vitamin, khoáng chất cần thiết nên xương bị yếu. Để tránh việc này mẹ chỉ cần tuân thủ một số thói quen nhỏ sẽ giúp bé tránh được bệnh còi xương thể bụ bẫm.

Thay vì chỉ chăm chăm vào việc con ăn được nhiều hay ít, có đủ định lượng mỗi ngày không mẹ hãy cho bé ăn vừa phải nhưng đủ chất dinh dưỡng. Trong giai đoạn đầu bé chỉ nhận chất dinh dưỡng từ sữa mẹ nên mẹ ăn uống càng lành mạnh và đủ chất thì bé càng tránh được nhiều bệnh tật. Nếu mẹ có nhu cầu giảm cân sau sinh cũng tuyệt đối không được ăn kiêng mà hãy dành thời gian tập thể dục để lấy lại dáng vóc.

Trẻ bụ bẫm cũng có nguy cơ cao mắc bệnh còi xương

Cung cấp đầy đủ cho bé các dưỡng chất cần thiết.

Các mẹ bỉm sữa hãy nhớ chỉ cho con ăn dặm khi đủ sáu tháng tuổi và ăn ít một chứ không ép ăn quá nhiều ngay từ đầu. ăn nhiều sẽ giúp bé bụ bẫm hơn nhưng tinh bột có thể ức chế khả năng chuyển hoá calci và khiến bé bị bệnh còi xương thể bụ bẫm.

Cho bé phơi nắng từ 10 – 15 phút mỗi ngày vào lúc mặt trời êm dịu (khoảng 8h30 – 9h sáng) để bé hấp thu các vitamin D tự nhiên hỗ trợ cho quá trình chuyển hoá calci trong cơ thể.

Và hãy nhớ trong thực đơn ăn của mẹ trong quá trình nuôi con bú phải luôn có các thực phẩm bổ sung vitamin D3. Nếu bé đã ăn dặm thì mẹ hãy cho bé tự ăn những loại thực phẩm giàu calci, photpho, giàu khoáng chất, vitamin để bé phát triển xương tốt nhất.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!