Tư vấn: Can thiệp tim mạch giúp hồi phục nhanh, ít biến chứng

Cần biết - 05/06/2024

Chương trình được phát trực tiếp trên Cổng thông tin Y tế Sức khỏe Songkhoe.vn.

Khách mời tham gia chương trình:

-    Thạc sĩ, bác sĩ nội trú Trần Bảo Trang, Khoa C5, Viện Tim Mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai

-    Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Anh Tiến - Trung tâm tim mạch Bệnh viện E.

Video tư vấn can thiệp tim mạch (P1)

MC: Vậy trước tiên, xin được hỏi Thạc sĩ, bác sĩ Trần Bảo Trang, khoa C5, Bệnh viện Tim Mạch Việt Nam, can thiệp tim mạch là phương pháp như thế nào, chuyên gia có thể giải thích cụ thể cho độc giả trước khi chúng ta đi sâu vào vấn đề này được không?

Thạc sĩ Trần Bảo Trang: Thay vì mổ mở, mổ phanh lồng ngực, ngày nay, y học đưa dụng cụ qua đường mạch máu đến vị trí tổn thương, bịt kín vết thương, không để sẹo lớn cho bệnh nhân.

MC: Thưa chuyên gia, bệnh TBS có nhiều thể bệnh với các dị tật khác nhau, đòi hỏi phải có kỹ thuật sửa chữa, phương pháp điều trị phù hợp. Vậy phương pháp can thiệp tim mạch hiện nay gồm những kỹ thuật chuyên sâu gì? Ưu điểm của can thiệp tim mạch so với các phương pháp điều trị tim mạch khác là gì?

Thạc sĩ Đỗ Anh Tiến: Ưu điểm can thiệp tim mạch là bệnh nhân không phải chịu những can thiệp lớn, thời gian hồi phục nhanh, tính thẩm mỹ cao (với bệnh nhân nữ), chi phí được bảo hiểm chi trả nhiều. Phương pháp kỹ thuật phụ thuộc vào từng thể bệnh. Thông liên nhĩ nếu được can thiệp bằng cách bít qua da bằng tĩnh mạch đùi, còn phẫu thuật thì phải cưa, chạy máy, vá lỗ thông liên nhĩ khiến thời gian hồi phục lâu, vết sẹo dài.

MC: Thưa bác sĩ Bảo Trang, chị có thể cho biết những nhược điểm của can thiệp tim mạch được không ạ? Rủi ro, biến chứng nào có thể gặp phải?

Thạc sĩ Trần Bảo Trang: Nhìn chung, tổn thương có thể bít để điều trị là không lớn quá, dụng cụ có thể bám được phải có gờ tốt. Mổ mở giải quyết được gần hết các lỗ thông. Biến chứng: có thể tổn thương mạch máu do kỹ thuật. Can thiệp: dụng cụ nút lại, cặp lại có thể bị bay đi, cần tới bác sĩ mổ ra để kẹp lại.

MC: Còn ống động mạch là bệnh tim bẩm sinh thường gặp, vậy cụ thể bệnh lý này là gì và có triệu chứng ra sao, thưa chị?

Ths. Trần Bảo Trang: Là căn bệnh bình thường, trong bào thai em bé không thở, có luồng máu lưu thông qua ống động mạch. Thường đóng kín 1 tháng sau khi sinh. Để lâu làm tăng áp lực động mạch phổi, làm bệnh nhân suy tim, buộc phải điều trị nội khoa. Nếu đóng sớm, trẻ có thể lớn lên như người bình thường. Bệnh không khó phát hiện, có thể khám sàng lọc trẻ sơ sinh bằng ống nghe. Nếu địa phương không có sự sàng lọc sớm, trẻ mắc bệnh thường sẽ chậm lớn.

Lê Hoài An (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội): Cháu tôi 10 tuổi, bị hẹp van động mạch phổi đơn thuần, độ chênh áp qua van siêu âm lần đầu là 42 và 21, sau 6 tháng siêu âm lần 2 là 32 và 49, các chức năng khác của tim trong giới hạn bình thường. Các BS điều trị cho biết cháu phải nong van bằng bóng qua da. Theo tôi biết, các bệnh nhân sau nong van bằng bóng đều bị hở van động mạch phổi có đúng không, nếu vậy có phải thay van không thưa BS?

Ths. Đỗ Anh Tiến: Trường hợp này bắt buộc phải có can thiệp để điều trị (nong bóng qua da). Hậu quả có thể là hở van động mạch phổi, mức độ nặng thì phải tiến hành phẫu thuật.

MC: Nếu thay van thành công thì duy trì van trong bao lâu phải thay thưa bác sĩ, và chi phí duy trì có cao không ạ?

Ths. Đỗ Anh Tiến: Thay van phụ thuộc vào tuổi bệnh nhân, tuổi thọ của van có thể từ 15-20 năm, trẻ có thể lớn lên phải thay bằng van người lớn. Trẻ dưới 6 tuổi được bảo hiểm chi trả toàn bộ, nếu trên 6 tuổi, bảo hiểm chi trả tùy theo điều trị.

MC: Mới đây Bệnh viện Nhi T.Ư vừa cứu sống thành công cho bé 2,5 tháng tuổi (ở Ninh Bình) bị hẹp eo động mạch chủ nặng bằng phương pháp mới nong eo động mạch chủ bằng bóng qua đường động mạch nách. Được biết, đây là kỹ thuật mới và khó, đặc biệt khó áp dụng trên những trẻ nhỏ. Vậy chuyên gia có thể chia sẻ cụ thể về phương pháp này được không? Chi phí điều trị 1 ca bệnh bằng phương pháp nong eo động mạch chủ là bao nhiêu?

Ths. Trần Bảo Trang: Phương pháp mới nong eo động mạch chủ bằng bóng qua đường động mạch nách cũng như các kỹ thuật can thiệp TBS khác. Chi phí cho biện pháp nong eo này phụ thuộc vào bảo hiểm và lứa tuổi, kinh phí cũng không quá nhiều.

Tư vấn: Can thiệp tim mạch giúp hồi phục nhanh, ít biến chứng

Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Anh Tiến - Trung tâm tim mạch Bệnh viện E

MC: Được biết những năm gần đây, tại Việt Nam, phẫu thuật tim ít xâm lấn có nội soi hỗ trợ được ứng dụng khá phổ biến trong điều trị bệnh tim bẩm sinh. Vậy anh có thể chia sẻ cùng độc giả chương trình phương pháp này được thực hiện thế nào, áp dụng cho những bệnh nhân có dị tật tim ra sao?

Th.s Đỗ Anh Tiến: Phẫu thuật tim ít xâm lấn có nội soi hỗ trợ, là sử dụng máy nội soi tiến hành phẫu thuật. Mổ kinh điển thường có vết mổ dài 15-20cm, hỗ trợ thì từ 4-16cm. Với bệnh nhân có màng ngăn bất thường đều được chỉ định phẫu thuật nội soi hỗ trợ.

MC: Thưa chuyên gia, trước đây, giải pháp điều trị phình động mạch chủ là phẫu thuật (thay đoạn mạch bị phình tách bằng một mạch nhân tạo). Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong khi áp dụng phương pháp này còn khá cao và có thể có nhiều biến chứng. Vậy so với phẫu thuật, kỹ thuật đặt stent graft có ưu, nhược điểm gì?

Th.s Đỗ Anh Tiến: Đi từ động mạch đùi vào, trước đó chụp động mạch chủ, vị trí phồng, đo kích thước stent, luồn dụng cụ đặt stent và bung ra, tỉ lệ biến chứng khoảng 2-3%. Đó là ưu điểm rất lớn vì tỉ lệ phẫu thuật, biến chứng rất cao (vỡ động mạch chủ, còn dòng chảy, nhiễm trùng... tuy rất ít gặp).

Độc giả 26 tuổi ở Hà Giang: Gần đây tôi thấy đau đầu và đi khám thì được chẩn đoán phình động mạch chủ, được biết đây là bệnh nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong rất cao (80%). Tôi được tư vấn điều trị can thiệp bằng dụng cụ stent graft. Vậy tôi muốn hỏi kỹ thuật đặt stent graft có phức tạp không, được thực hiện thế nào, trong thời gian bao lâu, chi phí bao nhiêu và có thể thực hiện ở BV nào?

Th.s Đỗ Anh Tiến: Phình động mạch chủ ở tuổi 26 tương đối hiếm, bạn cần kiểm tra xem có lan sang các vị trí khác hay không. Chỉ định điều trị phụ thuộc kích thước, vị trí khối phồng. Stent graft là biện pháp tiên tiến nhất hiện nay nhưng chi phí tương đối lớn, bảo hiểm chi trả 1 phần nhỏ. Ở Hà Nội có thể điều trị tại Viện tim mạch TƯ, viện ĐH Y HN, Việt Đức, viện E...

Video tư vấn can thiệp tim mạch (P2)

MC: So với phẫu thuật truyền thống mổ mở, phẫu thuật tim ít xâm lấn có nội soi hỗ trợ có những ưu điểm vượt trội gì (cách thức tiến hành, thời gian phục hồi, chi phí…) và có tác dụng gì đối với các bệnh tim bẩm sinh, thưa bác sĩ? Mặt hạn chế của phương pháp thực hiện mổ tim nội soi là gì thưa bác sĩ Bảo Trang?

Th.s Trần Bảo Trang: Đường mổ nhỏ, bệnh nhân ít chịu đau đớn, mau phục hồi, thẩm mĩ đẹp hơn. Với người lớn có giảm đau hơn. Hạn chế: nhiều dị tật bẩm sinh không thể áp dụng phương pháp này.

MC: Vậy với những ích lợi trên của phẫu thuật tim ít xâm lấn có nội soi hỗ trợ thì hiện nay, có những BV, cơ sở y tế nào ở nước ta thực hiện được phương pháp này?

Th.s Đỗ Anh Tiến: Địa chỉ độc giả có thể tìm đến và lựa chọn điều trị cho con em mình: Tại Hà Nội: Viện tim mạch TƯ, Việt Đức, Bạch Mai. Tại Sài Gòn: BV Y dược TP. HCM, Chợ Rẫy.

MC: Những năm qua, các bác sĩ VN đã cứu sống được nhiều ca bệnh tim phức tạp bằng phẫu thuật tim ít xâm lấn có nội soi hỗ trợ. Vậy chuyên gia có thể chia sẻ 1 kỷ niệm đáng nhớ trong thời gian công tác của ông?

Th.s Đỗ Anh Tiến: 1 trong những kỉ niệm khá ấn tượng: Bệnh nhân 48 tuổi bị thông liên nhĩ, chỉ định mổ ở nhiều nơi. Tại Trung tâm Tim mạch vá thông liên nhĩ, bệnh nhân được mổ nội soi ít xâm lấn. Thời gian ấy đúng dịp 8/3, bệnh nhân trốn viện về vì muốn gây bất ngờ cho vợ. Tuy nhiên đội ngũ y bác sĩ không nghĩ thời gian hồi phục nhanh quá (chỉ 4 ngày). Bình thường mổ mở bệnh nhân phải nằm viện 1 tuần, về nhà điều trị lâu dài, thời gian liền vết mổ phải khoảng 2-3 tháng.

Tư vấn: Can thiệp tim mạch giúp hồi phục nhanh, ít biến chứng

Thạc sĩ, bác sĩ nội trú Trần Bảo Trang, Khoa C5, Viện Tim Mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai

MC: Thưa bác sĩ, thông liên thất là bệnh tim bẩm sinh hay gặp nhất chiếm khoảng 25% các bệnh tim bẩm sinh. Trẻ bị dị tật này thường chậm lớn và có nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được xử trí sớm. Trẻ mắc bệnh này có những dấu hiệu nào? Nên xử lí trong thời kì nào của trẻ tốt nhất.

Th.s Trần Bảo Trang: Dấu hiệu khi mắc thông liên thất là trẻ suy tim, viêm phổi, chậm lớn, tương đối dễ phát hiện bằng khám sàng lọc ngay sau khi ra đời. Thông thường thông liên thất có thể tự bít khi trẻ khoảng 3-4 tuổi, thậm chí 6 tuổi. Thời điểm can thiệp thông liên thất xử lí trước 6 tuổi để bệnh nhân có thể được bảo hiểm chi trả.

MC: Thưa bác sĩ, phương pháp bít dù thường được sử dụng trong điều trị bệnh này. Bác sĩ có thể giải thích thêm về phương pháp này, bệnh nhân có sớm hồi phục và có thể có biến chứng gì không ạ? Xin cám ơn bác sĩ!

Th.s Đỗ Anh Tiến: Bệnh nhân có thể bít ngày hôm nay, ngày mai ra viện được. Biến chứng: Hở van động mạch chủ, hở van 3 lá do đứt dây chằng, vị trí chọc dụng cụ vào có thể tụ máu.

Nguyen Cuong (Gia Lai): Con tôi nay được 15 tháng tuổi. Cháu được BV tỉnh Hải Dương chẩn đoán bị tim bẩm sinh thông liên thất phần màng d=9,8mm, tăng áp động mạnh phổi trung bình. Trường hợp con tôi có điều trị bằng phương pháp bít dù được không? Và Chi phí cho điều trị này khoảng bao nhiêu tiền?

Th.s Đỗ Anh Tiến: Trường hợp này có thể bít hoặc phẫu thuật, lỗ thông lớn nên bít thành công không cao. Chi phí cũng không nhiều vì cháu đang dưới 6 tuổi.

Mai Thảo (Hải Dương): Con em 2 tháng tuổi đi khám bác sĩ nói cháu bị thông liên nhĩ lỗ thứ phát đường kính lỗ thông 5-7mm, nhiều lúc bé nhà em khi thức môi dưới của cháu cứ run run khoảng 10 nhịp mỗi lần và trong 1 ngày khoảng 3- 4 lần, vậy liệu có phải là biểu hiện của bệnh không ? Và nếu không phải biểu hiện của bệnh thì bé nhà em bị như vậy có sao không? Và khi 1 tuổi có trẻ lỗ thông sẽ tự bịt kín vậy bác sĩ cho em hỏi tỉ lệ trẻ lỗ thông tự bịt kín chiếm bao nhiêu phần trăm?

Th.s Đỗ Anh Tiến: Lỗ thông liên nhĩ không tự bịt được nên cần theo dõi ảnh hưởng đến sự phát triển của thể chất, kích thước buồng tim... để điều trị.

TBS không tím: Chậm tăng cân, viêm phổi, viêm phế quản

TBS có tím: Bú gắng sức thường môi tím, trẻ đang chơi tự nhiên ngồi xuống do thiếu oxy.

Video tư vấn can thiệp tim mạch (P3)

MC: Con trai tôi 8 tuổi, bị thông liên thất phần cơ bè, có 2 lỗ thông 5mm và 5,5mm. Tình trạng bệnh của con tôi có cần phải phẫu thuật không hay chỉ cần can thiệp tim mạch, có chữa khỏi hẳn bệnh không? Tôi cần đưa cháu đi khám những gì, ở cơ sở nào? Mong BS tư vấn giúp.

Ths. Trần Bảo Trang: Việc phẫu thuật hay can thiệp tim mạch còn phụ thuộc vào hình ảnh trên siêu âm tim. Với trường hợp của cháu, có thể hy vọng can thiệp tim mạch được mà không cần phẫu thuật. Những địa chỉ uy tín là Viện tim mạch QG, Việt Đức, tim HN...

MC: Hiện nay, đã có bao nhiêu bệnh viện ở Việt Nam có đủ thiết bị máy móc và thực hiện được phương pháp can thiệp tim mạch? Theo tôi được biết, hiện Việt Nam có hợp tác khá nhiều với các bệnh viện trên thế giới để học hỏi kinh nghiệm và thực hiện các ca phẫu thuật khó, anh có thể chia sẻ về việc hợp tác gần nhất để phẫu thuật tim cho trẻ được không ạ?

Th.s Đỗ Anh Tiến: Chúng tôi liên kết BV Nhật Bản, có GS nổi tiếng về TBS. Hàng năm đưa đoàn sang VN 'cầm tay chỉ việc', còn phía VN cũng sang Nhật Bản để tham gia đào tạo. Mở rộng chuyển giao công nghệ này sang các viện như Nhi TƯ, Y dược TPHCM.

MC: Những năm gần đây, trong điều trị tim bẩm sinh, nền y học VN đã có những bước tiến nào khác, có loại thuốc mới nào điều trị được tim bẩm sinh chưa thưa chuyên gia? Chị có thể chia sẻ cùng khán giả chương trình một số ca bệnh tim điển hình đã được chữa khỏi thành công không?

Ths. Trần Bảo Trang: 1 số kỹ thuật khó, chúng ta vẫn mời chuyên gia uy tín trên thế giới về làm. Kỷ niệm: Bé 5 tuổi bị còn ống động mạch, đọc kết quả cận lâm sàng thấy đây là trường hợp nặng. Khi làm thủ thuật, áp lực động mạch phổi không xuống được, buộc phải điều trị nội khoa. Sau 1 tháng làm lại thủ thuật, sau 1 tháng nữa, bé tăng cân rõ rệt, khả năng gắng sức khá hơn hẳn, có thể chơi đùa với bạn bè.

Mai Phương (Lào Cai): Chào chương trình, em năm nay 26 tuổi, đang mang thai lần đầu tiên ở tuần thứ 33. Khi 22 tuần, em siêu âm tim thai được bác sĩ kết luận là bé bị thông liên thất phần màng nhỏ, đường kính d = 2.1 mm. Lúc 32 tuần thì có d = 2.9 mm. Em rất lo lắng về tình trạng của bé. Được biết, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, hiện nay đã có thể điều trị được một số dị tật tim bẩm sinh khi trẻ còn trong bào thai bằng phương pháp thông tim can thiệp dưới hướng dẫn của siêu âm. Vậy em có thể chữa trị bằng phương pháp đó không ạ? Em xin cảm ơn.

Th.s Đỗ Anh Tiến: Thông liên thất không cần can thiệp trong thời kì còn trong bào thai, có trường hợp có thể tự bít được.

Tư vấn: Can thiệp tim mạch giúp hồi phục nhanh, ít biến chứng

MC: Thưa anh, liệu phương pháp thông tim can thiệp dưới hướng dẫn của siêu âm ở nước ta hiện nay thì khoa tim mạch hay sản khoa chuyên sâu trong vấn đề này ạ?

Th.s Đỗ Anh Tiến: vì chữa trị cho con được thực hiện trên cơ thể mẹ nên cần sự phối hợp cả tim mạch và sản khoa.

MC: Trẻ bị bệnh tim bẩm sinh sẽ khiến việc đưa vắc-xin vào cơ thể gây ra những phản ứng bất thường vì cơ thể trẻ lúc này rất yếu. Một phụ huynh có con bị TBS ở Hưng Yên đã gửi đến chương trình câu hỏi liên quan đến việc tiêm phòng như sau. Chào Bác sĩ! Bé nhà em 10 tháng tuổi bị thông liên nhĩ, tăng áp động mạch phổi, hiện chưa được làm phẫu thuật. Vậy bé có được tiêm vắc-xin không? và nếu tiêm thì có ảnh hưởng gì không BS. Em xin cảm ơn.

Ths. Trần Bảo Trang: Trẻ bình thường lúc ốm hay sốt không tiêm vắc-xin, với trẻ bị TBS cũng như vậy.

MC: Thưa bác sĩ, trước rất nhiều các câu hỏi của cha mẹ liệu con mắc bệnh tim các chỉ định can thiệp tim mạch có được bảo hiểm y tế chi trả không và chi trả bao nhiêu % trong quá trình điều trị, bác sĩ có thể chia sẻ thêm thông tin về vấn đề này? Vì chi phí cho nhiều ca điều trị rất tốn kém.

Th.s Đỗ Anh Tiến: Vấn đề bảo hiểm: Chuyển viện đúng tuyến bảo hiểm chi trả trong quá trình điều trị, trẻ có thể phẫu thuật nhiều lần. Nếu trái tuyến, theo quy định của bảo hiểm để áp dụng.

MC: Theo tôi được biết, trẻ bị TBS nhẹ mà trên lâm sàng không có triệu chứng thì không cần điều trị, tuy nhiên, tâm lý bậc làm cha làm mẹ khi đã biết con bị TBS vẫn luôn lo lắng. Vậy thưa BS Trang, các bậc phụ huynh cần tuân thủ nguyên tắc chăm sóc trẻ bị TBS thể nhẹ như thế nào?

Ths. Trần Bảo Trang: Trẻ bị TBS không cần can thiệp phẫu thuật, trẻ có thể lớn như bình thường, chỉ cần quan tâm việc dự phòng viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn. Trẻ cần vệ sinh sạch sẽ, nếu thủ thuật chảy máu (nhổ răng), cần lưu ý với BS để tiêm kháng sinh dự phòng. Cho trẻ khám định kì 6 tháng đến 1 năm/lần.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!