Theo bác sĩ, polyp đại tràng (hay u tuyến) là một biểu hiện bất thường của tế bào ở đại tràng, còn gọi là ruột già. Polyp thường lành tính, song một số trường hợp có thể phát triển thành ung thư. Việc xác định polyp có nguy cơ ung thư hay không cần trải qua các xét nghiệm sinh thiết lấy mẫu tế bào từ polyp, đồng thời tìm và đánh giá mức độ hoạt động của tế bào ung thư nếu có.
Những dấu hiệu ban đầu...
Chú tôi năm nay 48 tuổi, vừa đi xuất khẩu lao động bên Hàn Quốc về được 3 tháng. Cách đây khoảng gần 1 tuần, chú có ra nhà tôi và than phiền dạo này thường xuyên bị đau bụng và đi cầu ra máu. Mọi người đều cho rằng có lẽ do ảnh hưởng của tính chất công việc bên Hàn thường phải ngồi lâu và hạn chế "đi ngoài" (chú tôi làm công nhân trong xưởng gò hàn của Hàn 9 năm). Gia đình tôi cho rằng chú có những dấu hiệu của bệnh trĩ. Thế là, phần vì vừa về nước còn muốn đi chơi, phần vì ngại ngùng, chú... không đi khám. Nhưng rồi càng ngày chú càng bị những cơn đau hành hạ, kèm theo sụt cân nhanh tới 2kg trong vòng hơn 1 tuần, gia đình tôi nhất quyết đưa chú xuống Hà Nội khám bệnh.
Ảnh minh họa.
Phát hiện ra bị ung thư đại tràng và phẫu thuật tại bệnh viện
Tới bệnh viện, sau khi hỏi bệnh, thăm khám lâm sang tỉ mỉ và có kết quả xét nghiệm, bác sĩ kết luận chú có polyp đại tràng góc gan kích thước 2 cm, kết quả sinh thiết tế bào 2 lần đều cho thấy có tuyến nghịch sản vừa, nguy cơ ung thư nếu không loại bỏ kịp thời.
Gia đình tôi được giải thích, tư vấn điều trị cho chú bằng phẫu thuật, đồng thời chuẩn bị tâm lý có khả năng phần đại tràng còn lại không đủ để nối hậu môn sẽ gây khó khăn trong sinh hoạt sau này.
Do thời gian ủ bệnh lâu, khối u trực tràng phát triển lớn, êkip bác sĩ sau khi hội chẩn đã quyết định phương án mổ mở để cắt đoạn đại tràng bị polyp, tái tạo hậu môn cho chú. Trong thời gian điều trị hậu phẫu, ban đầu chú được truyền dịch để nuôi cơ thể rồi sau đó cho ăn cháo loãng. Đến nay chú đã có thể ngồi dậy, đi lại và ăn lỏng.
Thế nào là polyp đại tràng?
Theo bác sĩ, polyp đại tràng (hay u tuyến) là một biểu hiện bất thường của tế bào ở đại tràng, còn gọi là ruột già. Polyp thường lành tính, song một số trường hợp có thể phát triển thành ung thư. Việc xác định polyp có nguy cơ ung thư hay không cần trải qua các xét nghiệm sinh thiết lấy mẫu tế bào từ polyp, đồng thời tìm và đánh giá mức độ hoạt động của tế bào ung thư nếu có. Một số trường hợp cần phải lấy nhiều mẫu bệnh phẩm tại polyp và các vị trí xung quanh, do đó các kết quả sinh thiết ở các vị trí, thời điểm khác nhau có thể cho kết quả khác nhau tùy thuộc vào mức độ hoạt động của tế bào ung thư tại thời điểm lấy mẫu. Đặc biệt, giai đoạn nghịch sản như trường hợp của chú tôi là một loại dấu hiệu của tiền ung thư.
Qua đây, bác sĩ cũng khuyên chúng tôi cảnh giác về căn bệnh này khi thấy các triệu chứng: đi cầu ra máu thường xuyên, phân đen, rối loạn tiêu hóa kéo dài. Không nên chủ quan nghĩ rằng đó là dấu hiệu của trĩ, dù từng bị trĩ trước đó:
"Khi đó, mọi người nên đến bệnh viện để thực hiện các xét nghiệm tầm soát và điều trị bệnh kịp thời, không nên quá lo sợ và suy nghĩ tiêu cực. Những người có polyp có nguy cơ bị ung thư đại trực tràng cao hơn. Nhưng nếu cắt bỏ polyp khi còn nhỏ vẫn có thể ngăn ngừa nguy cơ chuyển sang ung thư".
Polyp đại tràng (Ảnh minh họa)
Kinh nghiệm xét nghiệm tiểu đường
Chữa tiểu đường bằng dược liệu rừng núi chỉ trong 3 tháng
Chia sẻ câu chuyện bệnh nhân nổi mề đay chữa ông Lang Thảo - Đội Cấn
Chữa đau dạ dày bằng phương pháp mới của Nhật Bản
Điều trị vi khuẩn HP khi đang cho con bú có được không?
Phòng bệnh ung thư đại tràng: Ai cũng làm được!
Theo bác sĩ, polyp đại tràng thường gặp ở độ tuổi trung niên, nhưng người trẻ cần chú ý phòng bệnh bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày, chẳng hạn như:
- Không nên ngồi lâu quá 2 tiếng đồng hồ mà nên đứng dậy đi lại 5-10 phút giãn cách rồi mới ngồi tiếp.
- Thường xuyên vận động đều đặn hoặc chơi một môn thể thao yêu thích.
- Chế độ ăn uống lành mạnh, giàu chất xơ.
- Hạn chế ăn chất béo, uống rượu, bia, hút thuốc...
Tôi hy vọng câu chuyện của chú tôi sẽ hữu ích với nhiều người, và vấn đề ung thư đại tràng đi cầu ra máu sẽ được quan tâm, chú trọng hơn, để nếu mắc phải, mỗi người có thể phát hiện và điều trị có hiệu quả căn bệnh này.
Chú ý: Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, người đọc cần cân nhắc trước khi áp dụng.
Xem thêm:
- Ung thư đại trực tràng nguy hiểm như thế nào?
- Nên bồi bổ gì sau phẫu thuật ung thư đại tràng?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!